Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thứ sáu - 17/11/2023 02:46
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, mọi khiếu nại, tố cáo phải được xem xét, giải quyết với tinh thần trách nhiệm, đúng qui định pháp luật và phải được giải quyết tại cơ sở, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài gây mất an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, mọi khiếu nại, tố cáo phải được xem xét, giải quyết với tinh thần trách nhiệm, đúng qui định pháp luật và phải được giải quyết tại cơ sở, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài gây mất an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị tại Sở Công Thương trong giai đoạn 2021-2023. Kết quả cho thấy người đứng đầu đơn vị đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tiếp công dân theo Điều 18 của Luật Tiếp công dân, như đã ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân, quy chế phối hợp xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh. Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân tại sở và các đơn vị trực thuộc, tại nơi tiếp công dân cơ sở vật chất phục vụ việc tiếp công dân được trang bị đảm bảo. Phân công công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên, người đứng đầu đơn vị thực hiện trực tiếp công dân định kỳ ít nhất một ngày trong một tháng theo qui định và lịch tiếp công dân được niêm yết công khai, rõ ràng. Phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung. Thường xuyên duy trì việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trực thuộc và người có trách nhiệm thuộc quyền quản lý thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tiếp công dân.
z4888538270610 6219d69bfdc99cf65a9f2d6771e8a79b
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành Công Thương năm 2023
   Trong thời gian này, tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân cũng như việc tiếp công dân đã giảm nhiều so với các năm trước đây. Cụ thể đã tiếp 06 lượt/12 người/05 vụ việc, tuy nhiên nội dung của vụ việc tiếp công dân là kiến nghị, phản ánh đều không thuộc thẩm quyền giải quyết, nên đã hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết. Ngoài ra trước, trong và sau các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột,... đều bố trí công chức trực tiếp công dân để kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động của Ngành. Công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thời gian này được quan tâm giải quyết, trả lời, hướng dẫn kịp thời, dứt điểm không để tồn đọng, kéo dài, thời gian, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể đã tiếp nhận, xử lý 51 đơn/33 vụ việc, đối với đơn thuộc thẩm quyền đã được giải quyết dứt điểm, đa số đơn còn lại không thuộc thẩm quyền thì được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại đơn và hướng dẫn công dân nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết hoặc xếp lưu đơn do đơn trùng lắp, đơn nặc danh,...
Cũng trong giai đoạn này đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nhiều qui định của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công tác tiếp dân, giải quyết, khiếu nại tố cáo cho hơn 100 lượt công chức, viên chức và người lao động trong ngành tham dự. Đồng thời cũng đa ban hành hơn 14 văn bản các loại để chỉ đạo, điều hành về công tác này đối với các phòng và đơn vị thuộc. Qua đó cho thấy nhận thức của của công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực. Đã lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Thẩm tra, xác minh, giải quyết kịp thời đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, không để tồn đọng kéo dài, vượt cấp gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự ở địa phương. Trong quá trình giải quyết đã phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức đối thoại trực tiếp với công dân, từ đó hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
z4888541469420 b00d0f042b65acb33fb3df454f0d3236
Thường xuyên trao đổi, đối thoại với người dân và doanh nghiệp
Công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo được được duy trì, hàng năm Đảng ủy Sở và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy đều ban hành chương trình kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng trực thuộc và các chi bộ kiểm tra giám sát đảng viên của từng chi bộ. Trong thời gian này, cũng đã thực hiện thanh tra trách nhiệm một đơn vị trực thuộc Sở về thực hiện các qui định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của ngành, thực hiện công khai số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử, hộp thư góp ý để tiếp nhận thông tin kiến nghị, phản ánh. Qua đó chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc tăng cường trách nhiệm giải đáp thắc mắc, kiến nghị, phản ánh của công dân, doanh nghiệp một cách kịp thời, đúng qui định pháp luật. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được quan tâm, hằng năm đều cử công chức, viên chức đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Những công chức, viên chức được phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân đều có phẩm chất đạo đức, có kiến thức, có ý thức trách nhiệm và am hiểu pháp luật.
   Qua việc tự kiểm tra, giám sát cũng cho thấy các vụ việc về khiếu nại, kiến nghị, phản ánh đã giải quyết trong thời gian qua phát sinh không nhiều, có mức độ và tính chất không quá gây gắt như ở một số ngành, lĩnh vực khác. Nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm, mà đòi hỏi cấp ủy, người đứng đầu đơn vị phải chú trọng và thường xuyên thực hiện có hiệu quả các qui định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong thời gian tới tiếp tục, tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các qui định của pháp luật có liên quan về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho các đồng chí trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan theo dõi, chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ tại về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Tiếp công dân 2013, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động.
Thứ ba, trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải coi trọng công tác dân vận, tuyên truyền, vận động, công tác hòa giải cơ sở. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và Nhân dân giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phát huy vai trò của của luật sư, trợ giúp pháp lý... để nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và nhận thức pháp luật của người dân.
Thứ tư, Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là rà soát các thủ tục hành chính ngành Công Thương đã được UBND tỉnh công bố để xem xét những bất cấp so với thực tiễn mà tham mưu điều chỉnh cho phù hợp. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, xử lý đơn, cập nhật đầy đủ, chính xác các vụ việc vào hệ thông Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, sắp xếp, bố trí công chức, viên chức am hiểu pháp luật chuyên ngành, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ năm, thường xuyên kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm. Chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng để nâng cao hiểu biết pháp luật của công chức, viên chức và người dân./.

 

Tác giả: Tin: Nguyễn Ngọc Lâm - Thanh tra Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây