Sở Công Thương Đắk LắkWebsite Sở Công Thương Tỉnh Đắk Lắk
Tập huấn nâng cao năng lực cho lao động tham gia chuỗi hệ thống cửa hàng giới thiệu, kinh doanh sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh năm 2023
Sở Công Thương Đắk Lắkhttps://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 19/11/2023 20:22
Thực hiện Kế hoạch số 582/KH-SCT ngày 05/5/2023 của Sở Công Thương Đắk Lắk về việc Triển khai Đề án xây dựng trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh năm 2023. Sở Công Thương đã triển khai Tổ chức Tập huấn nâng cao năng lực cho lao động tham gia chuỗi hệ thống cửa hàng giới thiệu, kinh doanh sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh năm 2023
Nhằm mục đích xây dựng, phát triển hệ thống các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đảm bảo đạt tiêu chuẩn, đồng bộ, bài bản, khả năng nhận diện tốt; hệ thống được duy trì lâu dài, có khả năng vận hành hiệu quả; cung cấp các kiến thức cho doanh nghiệp tỉnh, các đơn vị có sản phẩm OCOP nhà tạo khả năng thích ứng, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cho người lao động khi tham gia vào chuỗi cửa hàng, vận dụng vào thực tiễn để đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực cho các chủ thể, người lao động của các cơ sở sản xuất, các cửa hàng, điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các địa điểm trong và ngoài tỉnh cũng như góp phần tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng, đặc sản của tỉnh; qua đó, tạo động lực cho các loại hình kinh tế nông thôn phát triển.
Ngày 17/11/2023, lớp tập huấn nâng cao năng lực cho lao động tham gia chuỗi hệ thống cửa hàng giới thiệu, kinh doanh sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh năm 2023 đã được tổ chức với sự tham gia của hơn 150 đại biểu là các chủ doanh nghiệp, người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng, đặc sản của tỉnh trên địa bàn tỉnh, đơn vị trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy là Viện Phát triển Doanh nghiệp - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI Việt Nam).
Chương trình tập huấn tập trung vào các nội dung như: mục tiêu và cách thức nhằm xây dựng và điều hành doanh nghiệp nói chung, các đặc thù của việc bán hàng tại cửa hàng, tầm quan trọng của người bán hàng so với chất lượng sản phẩm và dịch vụ..., các giảng viên đã tập trung vào đặc thù của các đối tượng tham gia vào lớp tập huấn - là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung để đưa ra các nội dung phong phú và hiệu quả.
Tại lớp tập huấn, các chuyên gia có kinh nghiệm, là các đối tác chiến lược với các sàn thương mại điện tử hiện nay như shopee, lazada, tiktok, chuyên gia xay dựng chiến lược và thực thi Ecommerce đa ngành hàng đã tập trung cung cấp các giải pháp thực tiễn, các kế hoạch, công thức bán hàng hiệu quả và phù hợp với các đối tượng tham gia, khuyến nghị các hoạt động khuyến mãi để đạt mục tiêu doanh số đề ra, ngân sách chi tiêu cho các hoạt động, xác lập đối tượng truyền thông cho các chương trình khuyến mãi, các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cần có...
Ông Đỗ Xuân Tùng - chuyên gia huấn luyện và đào tạo đã cung cấp một cách chi tiết và dễ hiểu các nội dung như: định nghĩa thế nào là bán hàng chuyên nghiệp, nên làm gì khi hiện nay hàng nhái, hàng giả và hàng thật đang bị trộn lẫn với nhau trên thị trường ở mọi phân khúc, các ảnh hưởng bởi kỹ năng và tinh thần của người bán lên doanh số tại cửa hàng, các hành vi và lời nói của nhân viên bán hàng tại cửa hàng để tối ưu hóa đơn hàng..., ông Tùng đã phân tích tầm quan trọng của người bán hàng so với chất lượng sản phẩm và dịch vụ...Trong quá trình truyền đạt, các giảng viên đã kết nối với những doanh nghiệp và các chủ thể tham gia lớp tập huấn, khuyến khích học viên đưa ra các vấn đề, câu hỏi và đề xuất các giải pháp bằng các hoạt động kích hoạt, bài tập nhóm, Q&A...nhằm truyền tải tốt nhất các nội dung của lớp tập huấn.
Cho đến tháng 7 năm 2023, tỉnh Đắk Lắk có 136 sản phẩm, trong đó có 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 19 sản phẩm đạt 4 sao và 116 sản phẩm đạt 3 sao, đã nâng hạng cho 04 sản phẩm từ 3 lên 4 sao. Cụ thể, năm 2020 có 35 sản phẩm, gồm: 4 sản phẩm đạt 4 sao và 31 sản phẩm đạt 3 sao. Năm 2021 có 37 sản phẩm, trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao và 33 sản phẩm đạt 3 sao. Năm 2022 đạt 64 sản phẩm, trong đó có 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 11 sản phẩm đạt 4 sao và 56 sản phẩm 3 sao. Số lượng chủ thể là 88 chủ thể: 32 doanh nghiệp, 30 hộ kinh doanh và 26 hợp tác xã.
Tác giả: Tin: Nguyễn Hằng - Trung tâm Xúc tiến Thương mại