Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khuyến công cho cán bộ quản lý Nhà nước và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực khuyến công

Chủ nhật - 15/10/2023 22:23
Nhằm nâng cao trình độ, năng lực công chức, viên chức và cộng tác viên đang công tác trong các lĩnh vực liên quan đến khuyến công; góp phần xây dựng tổ chức hệ thống khuyến công vững mạnh. Cụ thể, trang bị, cập nhật kiến thức chung về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực khuyến công và thực hiện hoạt động dịch vụ khuyến công cho những người tham gia công tác quản lý Nhà nước và cộng tác viên thực hiện các hoạt động khuyến công, phương thức hoạt động, xây dựng mạng lưới cộng tác viên khuyến công; Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên để thực hiện công tác khuyến công; học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động khuyến công giữa các địa phương trong cả nước

Thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức khuyến công của Bộ Công Thương,Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk cử viên chức tham gia lớp “Bồi dưỡng kiến thức khuyến công cho cán bộ quản lý Nhà nước và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực khuyến công” do Cục Công thương địa phương phối hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương triển khai tổ chức lớp “Bồi dưỡng kiến thức khuyến công cho cán bộ quản lý Nhà nước và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực khuyến công” tại Lâm Đồng. Tham dự lớp Bồi dưỡng có ông Lê Long Bằng - chuyên viên chính và bà Vũ Thị Thu Dung – Phó phòng Quản lý Khuyến công của Cục Công Thương địa phương; Về phía trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương có ông Nguyễn Thành Đồng – Giảng viên; cùng toàn thể các công chức, viên chức, các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên tham gia lớp bồi dưỡng
Ông Nguyễn Thành Đồng – Giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương
Với mục tiêu chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 là: Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; Thúc đẩy hoạt động kết nối giao thông các sản phẩm công nghiệp nông thôn; hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh trong các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; Động viên, khuyến khích các địa phương thực hiện được các đề án khuyến công quốc gia điểm có tác động lan tỏa, hỗ trợ sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương.
Bà Vũ Thị Thu Dung – Phó phòng Quản lý Khuyến công, Cục Công Thương địa phương
 Tại đây, bà Vũ Thị Thu Dung – phó phòng Quản lý Khuyến công, Cục Công Thương địa phương, phổ biến các nội dung về chính sách khuyến công tại Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 05 năm 2012 về Khuyến công; Thông tư 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 45/2012/NĐ-CP; Thông tư số 36/2013/TT-BCT, ngày 27/12/2013 của Bộ Công Thương Quy định xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí Khuyến công Quốc Gia, thông tư 26/2014/TT-BTC quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Thông tư 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công; Quyết định 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt Chương trình Khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025. Tùy từng địa phương sẽ áp dụng các Chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương đó để thực hiện Chương trình Khuyến công địa phương…
ông Lê Long Bằng chuyên viên chính, phòng Quản lý khuyến công – Cục Công Thương địa phương
Bên cạch việc phổ biến về chính sách khuyến công, các học viên còn được hướng dẫn thực hiện các đề án nhiệm vụ, ông Lê Long Bằng chuên viên chính, phòng Quản lý khuyến công đưa ra các tình huống thường gặp khi triển khai nhiệm vụ, đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết nhằm khắc phục và triển khai đề án khuyến công đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, trong quá trình học, ông Nguyễn Thành Đồng – Giảng viên trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương và cán bộ, công chức, viên chức tham gia lớp học cùng trao đổi, giúp học viên xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc kinh doanh một mặt hàng nào đó. Từ đó, học viên có thể nắm bắt và tổng hợp nhu cầu, xây dựng Kế hoạch và đề xuất, tham mưu xấy dựng các chính sách khuyến công. Tại buổi học, các học viên được thực hiện bài tập thông qua các tình huống thực tế để học viên có cái nhìn rõ nét hơn về công tác khuyến công, có thể tư vấn cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn trong lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và khẳ năng phát triển bền vững trong việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ lực của tỉnh mình, đồng thời giúp cho việc đặt tên đề án phù hợp với mục tiêu thực hiện đề án và có cách xử lý tình huống tốt nhất trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

 

Tác giả: Tin: Nguyễn Thị Thành -TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây