Đồng thời, cung cấp thông tin rộng rãi về nội dung của dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội, phát huy hiệu quả công tác truyền thông dự thảo chính sách pháp luật, tạo sự đồng thuận của xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Tạo điều kiện cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý, phản biện trong quá trình đề xuất chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm 100% chính sách có tác động lớn đến xã hội được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL tổ chức truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản đến khi ban hành, thông qua. Nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật; công chức, viên chức Ban biên tập Trang thông tin điện tử của sở để thực hiện truyền thông dự thảo chính sách.
Theo đó, Sở Công Thương Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” năm 2024 với các nội dung gồm:
Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách: Trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị chủ động quán triệt, chỉ đạo nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách bằng hình thức phù hợp cho đội ngũ công chức, viên chức, người dân, tổ chức, doanh nghiệp; phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong vận động, khuyến khích Nhân dân quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo chính sách.
Phát huy vai trò chủ động của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách: Căn cứ vào hoạt động xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của từng đơn vị, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật căn cứ nội dung, tính chất dự thảo chính sách và yêu cầu thực tiễn chủ động, kịp thời tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo đảm các biện pháp an ninh, an toàn thông tin trong quá trình thực hiện truyền thông dự thảo chính sách; tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Xây dựng nội dung truyền thông dự thảo chính sách: Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông dự thảo chính sách bảo đảm đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức phong phú, sinh động để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở và cung cấp cho các cơ quan thông tin, báo chí phục vụ hoạt động truyền thông dự thảo chính sách.
Nội dung truyền thông dự thảo chính sách gồm các vấn đề: Sự cần thiết ban hành chính sách; mục đích, quan điểm xây dựng chính sách; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của chính sách; Nội dung cơ bản của chính sách; Nội dung mới hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ so với quy định hiện hành về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; chú trọng các vấn đề khó, có nhiều ý kiến khác nhau; Các nội dung khác cần thông tin rộng rãi đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội (nếu có).
Tổ chức triển khai các hình thức truyền thông về dự thảo chính sách: Đảm bảo 100% chính sách có tác động lớn đến xã hội được đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL, tổ chức truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản QPPL đến khi thông qua, ban hành. Căn cứ vào điều kiện, yêu cầu thực tiễn đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí và các cơ quan, tổ chức có liên quan lựa chọn hình thức tổ chức truyền thông dự thảo chính sách, cụ thể như sau:
Trên các phương tiện thông tin đại chúng: xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin vào khung giờ thu hút khán, thính giả để truyền thông về dự thảo chính sách trên Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh; Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Báo Đắk Lắk, Trang thông tin điện tử của Sở. Xây dựng, đăng tải tài liệu truyền thông phù hợp với từng đối tượng, địa bàn để cung cấp thông tin dự thảo chính sách cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, họp báo để trao đổi, thông tin về dự thảo chính sách tới các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp; chú trọng phát huy đội ngũ báo cáo viên pháp luật, luật sư, luật gia, trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên pháp luật, các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ làm công tác thực tiễn và đại diện các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến dự thảo chính sách tham gia đóng góp ý kiến. Thực hiện việc tích hợp, chia sẻ để đăng tải thông tin nội dung dự thảo chính sách; Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tăng cường tương tác với người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Tổ chức truyền thông thông qua các ứng dụng mạng xã hội và hình thức truyền thông phù hợp khác.