Sở Công Thương Đắk Lắkhttps://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 17/01/2024 23:07
Năm 2023, thực hiện sự lãnh đạo - chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Công Thương. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh, các cơ sở công nghiệp nông thôn triển khai thực hiện các đề án Khuyến công trên cơ sở Chương trình Khuyến công tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt
Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển Công nghiệp thực hiện 23 đề án đề án khuyến công địa phương với tổng kinh phí thực hiện 5.623 triệu đồng (trong đó KPKCĐP 2.711 triệu đồng) và 03 đề án khuyến công quốc gia với tổng kinh phí: 4.776 triệu đồng (trong đó KPKCQG 1.800 triệu đồng), tập trung một số lĩnh vực đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cơ sở công nghiệp nông thôn như: Một là, Tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công
Năm 2023, trang thông tin điện tử ngành Công Thương phục vụ tốt nhu cầu của người truy cập, nhằm trao đổi, cập nhập thông tin kịp thời về các hoạt động của ngành Công Thương; cung cấp thông tin cần thiết, các thông tin bổ ích giúp cho hoạt động của các lĩnh vực trong phát triển của thương mại - công nghiệp; hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến, trao đổi thông tint tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp; Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản chỉ đạo điều hành.
Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đã thực hiện phát hành Sổ tay công tác khuyến công Đắk Lắk nhằm nâng cao công tác tuyên truyền về chính sách khuyến công, đây là một trong những cách thức, để các địa phương, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận với chính sách khuyến công. Qua đó, nâng cao sự nhận biết và kết nối giữa người làm công tác khuyến công và các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển một cách hiệu quả, bền vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hai là, Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công; học tập kinh nghiệm
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác khuyến công để phổ biến chính sách khuyến công cho cán bộ, chuyên viên quản lý công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố về lĩnh vực Khuyến công. Nhằm bồi dưỡng kiến thức về chính sách khuyến công cho cán bộ quản lý Nhà nước về lĩnh vực khuyến công; hướng dẫn các cơ sở công nghiệp nông thôn lập đề án và tổ chức thực hiện; hướng dẫn xây dựng kế hoạch và lập hồ sơ tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tổng hợp hóa đơn, chứng từ, thanh quyết toán đề án được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khyến công theo đúng quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng công tác rà soát đánh giá, thẩm định, xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm.
Tổ chức thực hiện đề án khảo sát học tập kinh nghiệm công tác khuyến công và quản lý công nghiệp tại các tỉnh phía Nam. Giới thiệu về những tiềm năng, thế mạnh, các ngành công nghiệp trọng điểm của địa phương mình; trao đổi về công tác khuyến công, quản lý khu, cụm công nghiệp. Qua làm việc, các bên đã trao đổi những khó khăn, thuận lợi kết quả trong hoạt động công tác khuyến công và quản lý công nghiệp. Đồng thời qua đó cũng tham khảo, ghi nhận thêm được những điểm khác biệt của các tỉnh để xem xét tham mưu thời gian tới trong quá trình triển khai thực hiện công tác khuyến công và quản lý công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ba là, Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp
Tổ chức huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và phổ biến chính sách khuyến công tại huyện Ea H’leo trong thời gian 02 ngày kết thúc khoá học các học viên được trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để xây dựng kế hoạch, chiến lược và tổ chức triển khai các hoạt động quản trị tại doanh nghiệp; góp phần phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Nâng cao vai trò, vị thế và sự đóng góp của doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Tổ chức tập huấn về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và phổ biến chính sách khuyến công tại huyện Cư Kuin trong thời gian 02 ngày. Thông qua lớp tập huấn, các học viên đã được tham gia khảo sát thực tế, để hình thành các ý tưởng, kế hoạch áp dụng tại cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất thông qua việc giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu; giảm chi phí liên quan đến thu gom và xử lý chất thải; tăng cường ý thức của người lao động về bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường làm việc, bảo vệ sức khỏe người lao động; cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo dựng sự tin tưởng với các bên liên quan trên các lĩnh vực kết nối tiêu thụ sản phẩm; tạo ra các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn hơn.
Tổ chức tập huấn bảo quản nông sản sau thu hoạch và phổ biến chính sách khuyến công cho 120 học viên tại 02 huyện Cư M’gar và huyện Ea Kar; Thông qua lớp tập huấn, học viên được truyrền tải về các kỹ thuật ứng dụng trong việc bảo quản nông sản; phổ biến chính sách khuyến công; đi khảo sát thực tế, học tập một số mô hình tiêu biểu trên địa bàn tỉnh về ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất, chế biến sơ chế và bảo quản nông sản sau thu hoạch nhằm chuẩn bị nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho ngành chế biến nông sản của tỉnh. Bốn là, Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Trung tâm đã triển khai thực hiện hỗ trợ máy móc thiết bị trên địa bàn các huyện Krông Búk, Ea H’leo, Krông Ana, Krông Pắc, Cư M’gar và Ea Kar với tổng kinh phí thực hiện: 4.712 triệu đồng (Trong đó, Nguồn kinh phí KCĐP: 1.800 triệu đồng); 03 đề án nhóm khuyến công quốc gia Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho 07 cơ sở công nghiệp nông thôn, với tổng kinh phí: 4.776 triệu đồng (trong đó nguồn kinh phí KCQG: 1.800 triệu đồng). Các đề án hỗ trợ máy móc thiết bị đã giúp cho doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng các máy móc thiết bị tiến tiến trong sản xuất, nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho các cơ sở CNNT. Có những đề án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, là mô hình mẫu, tác động nhân rộng mô hình cho các đơn vị khác học tập, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNNT, góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Năm là, Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn
Hỗ trợ xây dựng và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn (logo, bao bì sản phẩm) cho 05 nhãn hiệu sản phẩm CNNT giúp hoàn thiện sản phẩm, bảo hộ nhãn hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, phân biệt sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng, tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng.
Hỗ trợ các cơ sở Công nghiệp nông thôn Tham gia Hội chợ Triển lãm nhằm xây dựng hình ảnh và kết nối giao thương giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã của tỉnh Đắk Lắk tìm kiếm được thị trường mới, tìm kiếm các hợp đồng sản xuất và phân phối các sản phẩm
Năm 2023, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk đã hỗ trợ 11 sản phẩm và bộ sản phẩm của 11 cơ sở công nghệp nông thôn trên địa bàn tỉnh tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023, kết quả 04 sản phẩm và bộ sản phẩm của 04 cơ sở công nghiệp nông thôn đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023; đối với cấp tỉnh có 55 sản phẩm, bộ sản phẩm của 36 cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn 14 huyện, thị xã, thành phố tham gia Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, kết quả 32 sản phẩm của 23 cơ sở đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh năm 2023.
Thông qua công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đạt chứng nhận, cơ sở đã từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu, nhãn hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua công tác bình chọn các cơ sở tham gia sẽ được những quyền lợi ưu tiên về tham gia hoạt động khuyến công trong thời gian tới để nâng lợi thế cạnh tranh, phát triển nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm.
Sáu là, tư vấn hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đã xây dựng quy trình và tổ chức triển khai thực hiện công tác tư vấn công nghiệp nông thôn, hoạt động tư vấn công nghiệp nông thôn luôn đồng hành cùng cơ sở trong công tác tư vấn phát triển công nghiệp, bám sát vào các nội dung hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn theo quy định, góp phần phát triển công nghiệp tại các địa phương. Lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Công Thương trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023