Hội nghị tăng cường và thực thi các quy định và cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong hiệp định EVFTA, Hiệp định RCEP

Thứ năm - 01/08/2024 23:54
Sáng ngày 2/8/2024, Văn phòng SPS Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tăng cường Thực thi các quy định và cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong hiệp định EVFTA, Hiệp định RCEP (ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia - New Zealand và các giải pháp thực hiện). Hội nghị có sự tham gia của đại diện Văn phòng SPS Việt Nam có Tiến sỹ Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhà báo Trần Văn Cao - Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay, Tiến sỹ Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bà Lê Minh Hải - Phó Giám đốc, Sở An toàn Thực phẩm Tp Hồ Chí Minh....
Đại biểu tham dự Hội nghị
Đại biểu tham dự Hội nghị


 Hội nghị sẽ triển khai một số nội dung chính như: báo cáo cập nhật thông tin về các biện pháp an toàn thực phẩm  và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS)  của EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia - New Zealand, các quy định của thị trường EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia - New Zealand đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ Việt Nam, quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU, RCEP và những vấn đề cần lưu ý, vấn đề xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, RCEP tận dụng ưu đãi, giới thiệu công nghệ sơ chế, bảo quản một số sản phẩm nông sản đáp ứng yêu cầu thị trường...
Theo đánh giá của Ông Lê Thanh Hòa, Việt Nam đã có được sân chơi công bằng hơn trong lĩnh vực kinh doanh và xuất khẩu nông sản phẩm kể từ khi gia nhập WTO, đồng thời, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như RCEP, EVFTA giúp minh bạch hóa các quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật trong thương mại quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng chế biến sâu. Các thành viên có sự công nhận lẫn nhau giữa các biện pháp kiểm dịch và hỗ trợ, hợp tác kĩ thuật, ứng dụng công nghệ (các thành viên được khuyến khích áp dụng các biện pháp công nghệ cao trong quá trình chứng nhận và triển khai các biện pháp SPS).
Cụ thể, khi nói về các biện pháp về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật của một số nước như New Zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2024, Văn phòng SPS Việt Nam đã nhận được 566 thông báo và thông báo dự thảo biện pháp SPS có liên quan đến các quy định về sức khỏe động vật, phụ gia thực phẩm, sức khỏe thực vật, thức ăn chăn nuôi và chất phụ gia, phụ gia thực phẩm…, các thông báo này khi được Văn phòng SPS tiếp nhận từ các thành viên đều đã được tóm tắt nội dung và gửi cho các đối tượng có liên quan, theo đó, cho đến nay, đã có 949  thông báo đã được gửi cho các đối tượng có liên quan.
Đối với thị trường EU, Quy định thị trường EU hiện nay có rất nhiều quy định và chỉ thị về luật thực phẩm Châu Âu như: chỉ thị 852 về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về chống phá rừng EUDR, quy định số 178/2022 được xem là Luật thực phẩm chung của thị trường EU được áp dụng cho tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, quy định số 1005/20081 - IUU có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2010 về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, quy định số 2022/2292 ngày 06 tháng 9 năm 2022 bổ sung quy định số 2017/625, các sản phẩm thực phẩm hỗn hợp có chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật thì thành phần nguyên liệu từ động vật phải nằm trong danh sách các doanh nghiệp được các quốc gia EU phê duyệt được phép xuất khẩu sản phẩm động vật vào EU. Ngoài ra, đối với các quy định mới của thị trường EU còn có các quy định về kiểm soát nhập khẩu, kiểm soát biên giới, yêu cầu về chứng thư đối với các sản phẩm khác nhau, 
Đối với thị trường Trung Quốc, thị trường này không có quy định cụ thể về mức dư lượng tối đa - MRL, tiêu chuẩn về mức dư lượng tối đa của Trung Quốc được cập nhật hai năm một lần, các thay đổi chủ yếu bao gồm việc bổ sung các MRL mới. Cơ quan Chính phủ Trung quốc chịu trách nhiệm thi hành việc giám sát và thực thi MRL là GACC - Tổng cục Hải quan, theo đó, có một số các quy định của thị trường này như: GB 2763 - Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia - giới hạn dư lượng tối đa đối với thuốc trừ sâu trong thực phẩm, GB23200.116 tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia - xác định 90 loại thuốc trừ sâu và các chất chuyển hóa hữu cơ tồn dư trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật - phương pháp sắc kí khí...
Đối với thị trường Hàn Quốc, hiện nay quốc gia này áp dụng quy định có trong hệ thống quản lý danh mục thuốc Bảo vệ thực vật Hàn quốc từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 và quy định khác như Quy định về phụ gia thực phẩm, quy định về kiểm tra chuyên sâu, MRLs....
Đáng lưu ý hiện nay, Việt Nam đã nhận được một số thông báo như: Thông báo số G/SPS/N/AUS/586 ngày 12/4/2024 của Úc về đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với môi trường vi sinh đã khử nước và khử trùng trước, Thông báo số G/SPS/N/AUS/Add.1 ngày 7/3/2024 liên quan đến Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc đã hoàn thành việc phân tích rủi ro nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp cận thị trường cho chanh dây tươi từ Việt nam nhập khẩu vào Úc....Đây là những thông báo quan trọng bên cạnh tin vui khi một số sản phẩm nông sản của Việt Nam như bưởi, chanh dây đã được mở cửa để tiếp cận một số thị trường như Úc, sản phẩm mật ong vào thị trường EU...
Theo báo cáo của Hội nghị, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thị trường khhu vực RCEP đạt khoảng 146 tỉ USD, giảm nhẹ 0,3%  và chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường các nước RCEP đạt khoảng 72,9 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023 và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu. 
Đồng thời, Hội nghị được nghe Ông Ngô Xuân Nam - Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 534/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2024 Phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS)  của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do.
Theo ông Nam, nông sản thực phẩm và thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU có nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra biên giới theo quy định của EU nếu không có giải pháp kịp thời, cụ thể, nguyên nhân chính của việc sản phẩm của Việt Nam bị tăng nguy cơ bao gồm: Xu thế các quốc gia/vùng lãnh thổ gia tăng các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) đối với nông sản thực phẩm và thủy sản nhập khẩu; Xu thế sử dụng các sản phẩm an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, sản phẩm khai thác hợp lý, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm giảm phát thải, sản phẩm dựa trên giá trị, sản phẩm xanh...
Ông nhận định, sản xuất trong nước với nguyên nhân từ vùng trồng (Sử dụng thuốc BVTV, phân bón không đúng quy định, vượt mức dư lượng thuốc BVTV cho phép, kiểm soát sinh vật gây hại, kiểm soát các nguồn tác động, chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức MRL đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau.....Đối với nguyên nhân từ cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến, thì nguyên nhân chủ yếu đến từ quy trình đóng gói, sơ chế, chế biến, kiểm tra nguyên liệu đầu vào, quá trình tuân thủ quy trình HACPP, việc tuân thủ các biện pháp SPS về phụ gia thực phẩm, an toàn thực phẩm đối với bao bì sản phẩm...Do đó, các giải pháp được đề cập tới bao gồm: hành động của vùng trồng vùng nuôi, hành động của doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến, hành động của các hiệp hội, ngành hàng và hành động của cơ quan quản lý trung ương và cơ quan quản lý địa phương 
Các chuyên gia đều nhận định, trong thời gian tới, cần có sự nỗ lực phối hợp giữa các cơ quan ban ngành địa phương và trung ương cũng như các hiệp hội ngành hàng trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến hoạt động đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, tuân thủ quy định của các thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...
Để biết thêm các thông tin cụ thể về một số thị trường, Quý doanh nghiệp có thể tải nội dung được đính kèm, các cẩm nang về thông tin thị trường đặc thù của Bộ Công Thương, đồng thhời truy cập vào các trang web có liên quan như: https://www.nafiqad.gov/vn để có thêm các thông tin chi tiết về các thị trường này

Tác giả: Tin: Mỹ hạnh - SCT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây