Giải pháp để khai thác và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới

Thứ tư - 14/08/2024 05:18
Cho đến nay, Việt Nam đã thực thi 16 Hiệp định Thương mại tự do và đang tiếp tục đàm phán các FTA trong thời gian tới, điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất khẩu, rất nhiều doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết, tăng trưởng doanh thu từ xuất khẩu lớn và ổn định, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Doanh nghiệp địa phương tham gia các hoạt động kết nối giao thương
Doanh nghiệp địa phương tham gia các hoạt động kết nối giao thương
Trong bối cảnh nước ta hiện đang thực thi toàn diện các FTAs trong khuôn khổ ASEAN, các FTA song phương Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, Cuba, (Israel) và các FTA thế hệ mới CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP, các quốc gia nhập khẩu thay đổi trong quản lý về ATTP và thiết lập các qui định ngày càng cao về ATTP và kiểm dịch động thực vật (đánh giá rủi ro mở cửa TT) và các rủi ro thiên tai, dịch bệnh trên người, động  vật và thực vật làm cho hoạt động xuất khẩu nông sản phải có những bước chuyển mình để đạt được kết quả khả quan trong thời gian tới, cắt giảm hoàn toàn thuế quan với các mặt hàng nông sản và ưu đãi một số mặt hàng trong hạn ngạch thuế quan, tạo cơ hội cho nông sản tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu – tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản và rau quả tươi, đồng thời, tiếp cận với sản phẩm có chất lượng, nguồn nguyên liệu có lượng và công nhệ cao cao phục vụ SX trong nước. Song hành cùng các yếu tố thuận lợi, nông sản Việt Nam cũng phải đối mặt với một loạt các thách thức, phải kể đến: Các đối tác yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, ATTP và yêu cầu xử lý kiểm dịch động thực vật, sản phẩm nông sản có tính tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực, rủi ro mở cửa thị trường cho các sản phẩm rau quả tươi nhiệt đới, năng lực cạnh tranh về chất lượng và giá thành của nông sản còn hạn chế, sản phẩm nông sản qua chế biến sâu còn ít, hoạt động xây dựng thương hiệu Nông sản Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức trong giai đoạn hiện nay.
Điểm qua một số thị trường và các mặt hàng nông sản chủ đạo, đối với thị trường Trung Quốc, các sản phẩm nhập khẩu chính như: xoài, nhãn, vải, thanh long, dưa hấu, chuối, chôm chôm, mít, măng cụt, chanh leo và sầu riêng, khoai lang. Thị trường EU với một số mặt hàng tiềm năng như: các loại hoa quả nhiệt đới tươi và qua chế biến đóng hộp, nước quả, một số loại rau, củ như ngô ngọt, ngô bao tử, tỏi, nấm, khoai lang. Thị trường Đông bắc Á, cụ thể là Hàn Quốc với các mặt hàng như trái cây, bao gồm dừa, dứa, chuối, xoài và thanh long ruột trắng, rau salad các loại, rau ôn đới, hành tỏi ớt...
Thị trường Nhật Bản ưa chuộng một số loại trái cây như thanh long đỏ và trắng, xoài và vải, một số loại rau như: gia vị, tía tô, rau cải và bó xôi tươi và đông lạnh...Các thị trường thuộc Châu Mỹ như Canada, Mexico, Chi lê, Peru, Hoa kỳ ưa chuộng thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, xoài và bưởi. Các nước thuộc Châu Đại dương như Úc ưa chuộng và nhập khẩu thanh long, xoài, vải và nhãn, New Zealànd thường nhập khẩu xoài, thanh long, chôm chôm, chanh.
Đối với giải pháp cần tập trung trong thời gian tới, với từng địa phương và sản phẩm nông sản, các cơ quan quản lý và người sản xuất tại các tỉnh, thành sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông sản cần tập trung vào việc lập kế hoạch tổ chức sản xuất và đưa vào sản xuất các giống cây trồng có nguồn phù hợp với điều kiện của địa phương và các giống vật nuôi cho chất lượng; xây dựng chương trình quản lý chất lượng an toàn sản phẩm; Áp dụng các qui trình sản xuất tốt, hài hòa với các tiêu chuẩn chứng nhận theo yêu cầu của thị trường; Đào tạo cán bộ kỹ thuật về quản lý và giám sát ATTP cho quá trình sản xuất và chế biến; Tập huấn cho nông dân, các tổ hội, hợp tác xã sản xuất và chế biến nông sản về tiêu chuẩn hóa quy trình trồng trọt, chăn nuôi bảo giám sát được các mối nguy đến an toàn thực phẩm (tương tự như chứng nhận HACCP trong chế biên thực phẩm); Đầu tư sản xuất, chế biến - sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm có chỉ đẫn địa lý, sản phẩm giá trị gia tăng như hữu cơ...
118 HALAL CERTIFICATION OF MINUDO FARM CARE 2024 2025 (HVN2024 118) hình ảnh 0
Doanh nghiệp có chứng nhận Halal để tìm kiếm thị trường
Đối với cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, cần khuyến khích DN và đầu tư cho chế biến sâu để nâng cao giá trị và chất lượng, đa dạng hóa SP đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và các tiêu chuẩn về ATTP (ISO 22.000; HACCP); Đào tạo cán bộ quản lý và kỹ thuật viên để có đủ năng lực quản lý và điều hành sản xuất (Nắm bắt qui định thị trường và quản lý ATTP trong chế biến); Kiện toàn và nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, nâng cấp công nghệ đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm; Xây dựng hệ thống kho bảo quản đáp ứng yêu cầu cho chuỗi cung ứng, đảm bảo duy trì chất lường sản phẩm (phân phối, chế biến và lưu giữ thành phẩm; Chú trọng việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, gắn với đặc thù của sản phẩm và văn hóa bản địa; Nâng cao năng lực và nhận thức của doanh nghiệp trong việc nắm bắt các qui định về kỹ thuật và yêu cầu về ATTP và kiểm dịch động thực vật, qua đó thay đổi cách tiếp cận đối với vấn đề an toàn thực phẩm, cụ thể từ việc kiểm tra an toàn sản phẩm cuối cùng sang giám sát trong mọi công đoạn từ khâu trồng trọt, chế biến đến khâu ra sản phẩm cuối cùng; Nâng cao nhận thức người sản xuất và kinh doanh – lợi ích của cá nhân và doanh nghiệp sang hài hòa lợi ích các nhân, doanh nghiệp với xã hội và cộng đồng người sản xuất; Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện (đảm bảo khi thỏa thuận ký kết doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động xuất khẩu ngay được).
Trong giai đoạn sắp tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai phối hợp với các tỉnh, thành trong hoạt động tuyên truyền, xây dựng các hệ sinh thái phù hợp, qua đó tận dụng hiệu quả và cơ hội do các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại, đồng thời, giải quyết tốt các vấn đề tồn tại chủ yếu của ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh/cụm tỉnh; Xây dựng mục tiêu, cách thức kết nối, vai trò, lợi ích của các bên tham gia và cách thức hoạt động của hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng các FTA (sau đây gọi tắt là Hệ sinh thái tận dụng các FTA), chung tay giải quyết các khó khăn trong giai đoạn hiện nay như: thiếu thông tin về thị trường và quy định nước ngoài; khó khăn tiếp cận vốn, tín dụng; khó đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu; chưa xây dựng được thương hiệu, đặc biệt là thiếu sự tư vấn và hỗ trợ về chính sách và tiếp cận thị trường nước ngoài.


 

Tác giả: Tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý Thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây