Quy trình thủ tục nhập khẩu vào Nhật Bản

Thứ hai - 15/05/2023 00:10
Đất nước mặt trời mọc nổi tiếng khó tính với các sản phẩm nhập khẩu, để vào được nước này, hàng hóa đã phải trải qua các giai đoạn và thủ tục nghiêm ngặt ngay từ khâu đầu vào, Nhật Bản đưa ra rất nhiều các quy định đối với hoạt động nhập khẩu hàng nông sản, đặc biệt là các loại hạt trong đó phải kể đến: Đạo luật bảo vệ cây trồng, đạo luật vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy tắc hải quan khác như: luật hải quan, luật về các biện pháp tạm thời liên quan đến hải quan, Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường. 
Kí biên bản ghi nhớ hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản
Kí biên bản ghi nhớ hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản
Tại Nhật Bản, Bộ Y Tế, Bộ Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi trường là những đơn vị chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Quy định về các mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật này dựa trên Luật vệ sinh thực phẩm, xem thêm tại: https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/kenkou_iryou/shokuhin/zanryu/index_00016.html
Tính tới thời điểm hiện nay, thị trường Nhật Bản vẫn chưa có các  yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đối với các nhà xuất khẩu. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản.
Nông sản xuất khẩu phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật. Và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan thẩm quyền trước khi được thông quan. Bên cạnh đó cần phải trồng, sản xuất ở điều kiện đạt tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật; Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khi trồng nông sản phải được quản lý một cách thống nhất, an toàn trong mọi khâu trồng trọt, bảo quản và vận chuyển sản phẩm; Đối với những lô hàng vi phạm quy định về chất lượng mà Nhật Bản quy định sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại. Bên cạnh đó hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suất và mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau. Điều này có thể gây ra nhiều phiền phức và làm tăng chi phí cho đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu.
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông, thủy sản - thực phẩm chế biến. Hiện nay, các mặt hàng nông sản, trái cây Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này.
Với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân khoảng 43.000 USD/người/năm, Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn, đặc biệt đối với các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến như: tôm, cá, thịt, rau quả tươi và chế biến, ngũ cốc, cà phê... Trong số các nguồn nhập khẩu, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng này và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản, về mặt cơ cấu hàng hóa, các mặt hàng của hai nước mang tính bổ sung, không cạnh tranh. Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn nông lâm thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại... trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bước đầu tận dụng tốt ưu đãi từ những hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương mà hai bên cùng tham gia. Việt Nam và Nhật Bản hiện đã ký kết 4 FTA bao gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam tại thị trường này.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần kịp thời cập nhật thông tin thị trường, đặc biệt về thủ tục nhập khẩu và các yêu cầu, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với thị trường có yêu cầu chặt chẽ như Nhật Bản, mặc dù hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã chủ động tìm hiểu các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm các yêu cầu về thủ tục nhập khẩu...
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn cần được thông tin thông qua các kênh chính thống, đầu mối hỗ trợ và cơ chế cập nhật về các chính sách, yêu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu, hiện nay, năng lực tiếp cận nhà phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Đối với các nhà xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, con đường tiếp cận phổ biến nhất là thông qua một công ty thương mại nhập khẩu của Nhật, từ đó phân phối sản phẩm tới các nhà bán lẻ hoặc tới các chợ bán buôn tập trung. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp vẫn cần được hỗ trợ, kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu Nhật tìm ra con đường riêng tiếp cận hiệu quả tới các nhà bán lẻ, người tiêu dùng tại nước này.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại với thị trường Nhật Bản cần chủ động tìm hiểu, nắm rõ những yêu cầu này, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật phi thuế nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa Nhật như: các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định bảo vệ an toàn sức khỏe con người, an toàn môi trường, hay các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp...
Nhật Bản có hệ thống phân phối đa dạng, phức tạp có thể khiến gia tăng chi phí, đòi hỏi các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu vào Nhật Bản phải thiết lập được mối quan hệ tốt với các đầu mối nhập khẩu lớn của nước này, đơn cử tại Đắk Lắk, doanh nghiệp Damaca Nguyên Phương tại Krông Năng đã thành công phủ sóng sản phẩm macca của mình tại hơn 30 tỉnh thành/47 tỉnh của Nhật với kim ngạch đạt gần 2 triệu đô la Mỹ, sản phẩm được bán lẻ tại rất nhiều hệ thống siêu thị lớn theo hình thức trực tiếp và trực tuyến trên các giao diện thương mại điện tử.
Để tận dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế lớn của mình, Việt Nam cần cải cách đồng bộ nền sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông sản; cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân... để khắc phục những trở ngại hiện nay, tạo ra những sản phẩm, giá trị khác biệt, nâng cao giá trị và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng và ra thế giới nói chung.



 

Nguồn tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây