Ngành Công Thương Đắk Lắk chủ động, tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ổn định sản xuất lưu thông trong bối cảnh dịch COVID-19

Thứ ba - 04/01/2022 02:42
Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và trên thế giới; cùng với việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương, song phương được ký kết, doanh nghiệp ta đang tận dụng những cơ hội đem lại để phát triển ngành Công Thương. Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025
Tuy nhiên năm qua đại dịch COVID19 diễn biến phức tạp khó lường, tăng nhanh, lan rộng đến nhiều nước trên thế giới; trong nước dịch COVID19 cũng tác động lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội. Các hoạt động kinh doanh, sản xuất chế biến, lưu thông tiêu thụ bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong bối cảnh như trên, để cho hoạt động công nghiệp thương mại của địa phương bền vững, đạt giá trị cao, ngành Công Thương Đắk Lắk chủ động, tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ổn định sản xuất lưu thông trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; hạn chế thấp nhất tình trạng ngừng sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng; quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, chủ động tháo gỡ khó khăn và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; giữ vững, mở rộng và đa dạng hóa thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại, tăng cường chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Công Thương..., góp phần phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp địa phương theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Đắk Lắk.
z3077388657311 f25a5108974e4f0a4d9a1b286833043f
Công nghiệp luyện thép-Công ty cổ phần thép Đông Nam Á
Với sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, công viên chức toàn ngành, đặc biệt là sự năng động sáng tạo, đổi mới sản xuất kinh doanh, quyết tâm vượt khó của các doanh nghiệp, năm 2021 ngành Công Thương Đắk Lắk đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đạt được những kết quả nhất định.
du an Xuan Thien
Tiềm năng năng lượng mặt trời
Về Công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2020 chủ yếu tăng ở lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nhiều dự án đầu tư về công nghiệp hoàn thành đi vào hoạt động, đặc biệt có những dự án có quy mô đầu tư lớn như nhà máy điện gió Ea Nam với công suất 400 MW. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 02 dự án điện gió công suất 428,8MW; 10 dự án điện năng lượng mặt trời với công suất 960 MWp và 5.367 công trình điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 648,9 MWp đã đưa vào vận hành phát điện thương mại, góp phần tăng thêm công suất cho lưới điện quốc gia.
z3077393002602 4a40d856c959295df23aa466b535cc38
Thế mạnh phát triển năng lượng gió
Về thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 85.873 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 100,3 % kế hoạch. Để thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh về công tác đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn trong tình hình dịch bệnh; ngành Công Thương và các doanh nghiệp đã chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa nhất là nhu yếu phẩm, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh nên thị trường không biến động, giá cả một số mặt hàng nhu yếu phẩm tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng khan hiếm hoặc tăng giá đột biến. Sở Công Thương phối hợp Cục Thương mại điện tử tạo điều kiện cho hơn 65 doanh nghiệp với hơn 250 sản phẩm hàng hóa của địa phương lên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Đắk Lắk, nổi bật trong mùa dịch đặc biệt là mặt hàng bơ và sầu riêng.
3
Sản phẩm hàng hoá lên sàn thương mại điện tử
Về kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 1.136 triệu USD, đạt 174,8% kế hoạch năm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, những tháng đầu năm, một số hợp đồng xuất khẩu nông sản bị hủy hoặc tạm ngừng với đối tác nước ngoài; một số nước nhập khẩu nông sản có yêu cầu xét nghiệm Covid-19 đối với sản phẩm nông sản, cước vận chuyển đường biển tăng cao cùng với tình trang thiếu container rỗng kéo dài làm chậm giao hàng, thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu, mãi đến những tháng cuối năm 2021, tình hình xuất khẩu mới được cải thiện trở lại, dịch bệnh được hạn chế, các quốc gia dần mở cửa trở lại nên đa số sản lượng xuất khẩu các mặt hàng đều tăng mạnh.

Về kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 450 triệu USD, đạt 500 % kế hoạch năm, tăng 80 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm, kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh do các dự án điện gió nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ dự án.
z3077395261311 576638f0e40606fac7ba8a567a5bd4a1
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Năm 2022, là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch phát triển Công nghiệp – Thương mại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2025. Ngành công thương Đắk Lắk đang đứng trước những khó khăn thách thức và cơ hội không nhỏ trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chỉ tiêu năm 2022 được giao là: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 90.500 tỷ đồng.  Kim ngạch xuất khẩu là 1.200 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu là 95 triệu USD. Để thực hiện tốt nhiệm được giao trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thời cơ đan xen lẫn thách thức. Ngành Công Thương chủ động linh hoạt thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhưng đồng thời phải tháo gỡ những khó khăn để cung ứng đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân trong tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, cải thiện chỉ số cải cách hành chính của ngành công thương, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số trong điều hành và giải quyết công việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; hỗ trợ các doanh nghiệp bằng các chính sách và môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tập trung phát triển công nghiệp, khu cụm công nghiệp theo quy hoạch, phát triển một số ngành hàng có lợi thế, hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng gia tăng cao nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp; ưu tiên cho phát triển công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản; thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nhất là các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm” quan tâm theo dõi, đôn đốc hỗ trợ các dự án đầu tư nhằm sớm hoàn thành đi vào hoạt động, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công trung ương và địa phương.

Khuyến khích, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đẩy nhanh tiến độ các dự án về năng lượng tái tạo đã được cấp phép, phát triển hạ tầng lưới điện truyền tải đồng bộ với các dự án điện năng lượng tái tạo; hoàn thiện hạ tầng lưới điện trung hạ thế đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt.

Phát triển thương mại theo hướng hiện đại gắn với các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước do Bộ Công Thương triển khai, phát triển thị trường nội địa trên nền tảng thực hiện chương trình hàng Việt về nông thôn, cuộc vận đông người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Kêu gọi thu hút đầu tư hệ thống hạ tầng thương mại, xây dựng các chợ, các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích,.. góp phần phát triển mạng lưới bán lẻ phục vụ đời sống nhân dân.

Đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực của địa phương, nâng cao hiệu quả công các hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng mối liên kết chặt chẻ giữa các doanh nghiệp, phát huy vai trò hiệp hội ngành hàng để nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập nhanh của doanh nghiệp; phổ biến hướng dẫn thực thi các cam kết cụ thể trong các  FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Tập trung vào 3 nội dung để tăng giá trị kim ngạch xuát khẩu đó là: phát triển doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu và phát triển sản phẩm xuất khẩu.

Nâng cao hiệu lực hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến thương mại có trọng tâm trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường không gian mạng, tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, định hướng cho doanh nghiệp chủ động nghiên cứu các tiêu chuẩn của từng thị trường, chung quy lại là sản xuất xanh – sạch – thân thiện với môi trường và trách nhiệm với xã hội.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây