Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Sở Công Thương

Thứ tư - 22/12/2021 03:42
Căn cứ Quyết định số 3478/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch số 1786/KH-SCT ngày 22/12/2021 Cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Sở Công Thương.
Ảnh nguồn Internet
Ảnh nguồn Internet
I. Mục tiêu chung
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính nhà nước tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, xây dựng cơ quan
công khai, minh bạch; nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công theo
hướng hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức chuyên nghiệp, có phẩm chất, năng lực
đáp ứng nhiệm vụ được giao; lấy sự hài lòng cao nhất của người dân, tổ chức và doanh nghiệp là mục tiêu phục vụ.
II. 
Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ
Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tập trung vào 06 nội dung: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
1. Cải cách thể chế
a) Mục tiêu:
Tiếp tục tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực công thương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) lĩnh vực ngành tham mưu, quản lý.
b) Nhiệm vụ:
Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL lĩnh vực được  giao; chủ động tham mưu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới đảm bảo đúng quy trình; nâng cao chất lượng công tác xây dựng các VBQPPL bảo đảm chính sách đồng bộ, kịp thời, cụ thể, đúng quy định của Trung ương và phù hợp tình hình thực tiễn địa phương.
Thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật; triển khai các nội dung cụ thể để tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật công chức, viên chức Sở Công Thương và tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
c) Trách nhiệm thực hiện:
- Công tác xây dựng VBQPPL:
+ Đơn vị chủ trì tham mưu
Văn phòng sở; các phòng chuyên môn, đơn vị được giao tham mưu xây dựng văn bản QPPL.
+ Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
- Công  tác theo dõi thi hành pháp luật:
+ Đơn vị chủ trì tham mưu: Thanh tra sở
+ Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
2. Cải cách thủ tục hành chính
a) Mục tiêu:
Cải cách đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, đưa công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại Sở đi vào hoạt động thường xuyên, ổn định và có nề nếp. Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.
- Đến năm 2025:
Phối hợp đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo đia giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.
Năm 2022, phối hợp hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực để đảm bảo kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
Mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương đạt tối thiểu 90%.
100% TTHC được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.
80% người dân và doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giất tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã  được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
- Đến năm 2030:
100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.
Tối thiểu 90% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3,4 đồng thời phối hợp hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương đạt tối thiểu 95%.
b) Nhiệm vụ:
Rà soát các thủ tục hành chính; các quy định thủ tục hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực công thương được áp dụng giải quyết ở cấp tỉnh, huyện và cấp xã (nếu có) nhằm phát hiện những quy định, thủ tục hành chính không đáp ứng các tiêu chí về sự cần thiết, phù hợp, tính hợp pháp.
Qua rà soát, đánh giá TTHC kiến nghị bãi bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân và tổ chức; kiến nghị bãi bỏ những thành phần hồ sơ không cần thiết, cắt giảm các mẫu đơn, tờ khai có nội dung thông tin trùng lặp trong quy trình giải quyết TTHC.
Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai TTHC tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện.
Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo Kế hoạch số 7210/KH-UBND ngày 02/8/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Rà soát, thực hiện việc phân cấp giải quyết TTHC theo Đề án của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh.
c) Trách nhiệm thực hiện:
- Đơn vị chủ trì tham mưu: Văn phòng sở, các phòng chuyên môn và đơn vị có TTHC.
- Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
3. Cải cách tổ chức bộ máy
a) Mục tiêu:
Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của Sở; tăng cường đổi mới, cải tiến
phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Sở theo quy định. Tham mưu thực hiện phân cấp quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực được giao; nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.

- Đến năm 2025:
Tham mưu quyết định thay thế Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 02/11/2015, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Công Thương theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngay sau khi có Thông tư hướng dẫn Bộ Công Thương.
Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách
nhà nước so với năm 2021.

Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%.
- Đến năm 2030:
Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Sở theo hướng tinh
gọn, hiệu quả.

Tiếp tục giảm bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.
Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%.
b) Nhiệm vụ:
Thực hiện tốt các quy định của Trung ương, của tỉnh về kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; thực hiện các quy định về phân cấp quản lý; nâng cao vai trò trách nhiệm năng lực hoạt động của cơ quan.
Đổi mới tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp thuộc Sở. Thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp.
Triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng CNTT.
c) Trách nhiệm thực hiện:
- Đơn vị chủ trì tham mưu: Văn phòng sở; TT. Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, TT. Xúc tiến thương mại.
- Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
4. Cải cách chế độ công vụ
a) Mục tiêu:
Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài.
Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ
nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong cơ quan.

- Đến năm 2025:
Xây dựng được đội ngũ CCVC có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
- Đến năm 2030:
Xây dựng được đội ngũ CCVC chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ công chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
b) Nhiệm vụ:
Thực hiện các quy định của Trung ương, của tỉnh về nâng cao chất lượng
tuyển dụng CCVC phù hợp với cơ cấu và vị trí việc làm; thực hiện đúng quy định
về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp đội ngũ CCVC theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
Thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và các chương trình đào tạo khác được UBND tỉnh phê duyệt nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức; thực hiện tôt công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
Thực hiện các phương pháp, quy trình đánh giá, phân loại CCVC theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, dựa trên kết thực hiện nhiệm vụ gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc sản phẩm cụ thể.
c) Trách nhiệm thực hiện:
- Đơn vị chủ trì tham mưu: Văn phòng sở; TT. Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, TT. Xúc tiến thương mại.
- Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
5. Cải cách tài chính công
a) Mục tiêu:
Sử dụng ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, đơn vị gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại cơ quan, đơn vị.
- Đến năm 2025:
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở tự đảm bảo chi một phần thường xuyên theo quyết định UBND tỉnh giao.
- Đến năm 2030:
Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của cơ quan và Đơn vị sự nghiệp thuộc sở.
b) Nhiệm vụ:
Triển khai có hiệu quả Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan để đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.
Thực hành tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi tài chính, thực hiện tốt quy định về quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính và chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị.
Hàng năm, sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quản
lý sử dụng tài sản công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí cơ quan, thực hiện quy chế dân chủ và góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sông cán bộ, công chức, viên chức từ nguồn tiết kiệm chi.

Tiếp tục thực chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
quản lý kinh phí hành chính theo quy định.

c) Trách nhiệm thực hiện:
- Đơn vị chủ trì tham mưu: Văn phòng sở; TT. Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, TT. Xúc tiến thương mại.
- Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số
a) Nhiệm vụ:
Triển khai thực hiện Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 29/11/2021, của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đăk Lăk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thi thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển chính quyền điện tử tới chính quyền số góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của cơ quan; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
- Đến năm 2025:
100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đủ điều kiện được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%. 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
90% trở lên hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Phối hợp rà soát, tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết TTHC để nâng cao kết quả giải quyết TTHC trên môi trường mạng.
- Đến năm 2030:
100% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật);
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Thực hiện kế hoạch chuyển đổi số
+ Đơn vị chủ trì tham mưu: Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp
+ Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
+ Đơn vị chủ trì tham mưu: Văn phòng sở, các phòng chuyên môn và đơn vị có TTHC.
+ Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.

Chi tiết Kế hoạch 
số 1786/KH-SCT xem tại đây

Tác giả: Ngọc Tuấn - Văn Phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây