Đắk Lắk: Tổ chức tham gia Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất tại Quảng Nam

Chủ nhật - 15/05/2022 04:28
Đắk Lắk tham gia Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất tại Quảng Nam với các nội dung đa dạng, phong phú, đúng chủ đề và mang đậm bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng.
Thành phố Hội An - Nơi diễn ra Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất tại Quảng Nam ̣̣
Thành phố Hội An - Nơi diễn ra Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất tại Quảng Nam ̣̣
Theo kế hoạch tổ chức của UBND tỉnh Quảng Nam, Thời gian diễn ra Festival 04 ngày, từ ngày 19/5/2022 đến ngày 22/5/2022. Lễ khai mạc Festival bắt đầu vào lúc 20h ngày 19/5/2022, tại Quảng trường Sông Hoài, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tại Festval Đắk Lắk tổ chức tham gia Gian hàng nghề truyền thống: Trưng bày sản phẩm và trình diễn nghề truyền thống Dệt thổ cẩm; Đơn vị tham gia: Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, buôn Tơng Jú - xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Tham gia Gian hàng ẩm thực: Biểu diễn thực cảnh món ăn “Heo lai hấp nướng ống tre” (Top 100 món ăn Việt Nam 2020 - 2021); Đơn vị tham gia: Khu du lịch sinh thái KoTam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
images2687194 images2673143 congchieng gialai
Ảnh minh họa
Tiết mục Diễn tấu Cồng chiêng: Chọn 01 Đội chiêng trẻ của Thành phố (gồm có cả nam và nữ); Số lượng người tham gia: 21 người; Biểu diễn: Trên sân khấu chính
Trình chiếu kịch bản Phim giới thiệu “Buôn Ma Thuột – Thành phố văn minh, hiện đại và bản sắc” với thời lượng 10 phút.
Tổ chức gian hàng triển lãm các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp; sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk; Đơn vị tham gia: Sở Công Thương Đắk Lắk.
Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 được tổ chức nhằm gắn kết làng nghề giữa các vùng miền, giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước những bản sắc văn hóa, làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột. Tạo điều kiện cho các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân gặp gỡ trao đổi để tăng cường liên kết, xúc tiến đầu tư nhằm mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh cho các sản phẩm nghề truyền thống. Tìm kiếm và thúc đẩy cho các sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trở thành hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ.


 

Nguồn tin: Mai Thanh - TTKC:

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây