Khuyến công Đắk Lắk một năm nhìn lại!

Thứ hai - 21/03/2022 23:57
Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, song Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk (Trung tâm) đã triển khai tốt nhiệm vụ được giao, nhất là các đề án khuyến công. Qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong tỉnh vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Khuyến công Đắk Lắk một năm nhìn lại!
Trong năm 2021, Trung tâm đã phối hợp với phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương, các phòng Kinh tế, Kinh tế - Hạ tầng và các cơ sở công nghiệp nông thôn triển khai thực hiện 16/16 đề án; nghiệm thu, thanh quyết toán 14/16 đề án với tổng kinh phí thực hiện 4.899 triệu đồng; Kinh phí khuyến công hỗ trợ 1.759 triệu đồng, kinh phí đối ứng 3.140 triệu đồng.
22
Đoàn nghiệm thu dề án MMTB tiên tiến trong chế biến cà phê nhân tại xã Hòa Thắng.
Trong nội dung hỗ trợ máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Trung tâm đã triển khai thực hiện được 12 đề án trên địa bàn các huyện Ea Súp, Krông Búk, Ea H’leo, Krông Ana, Cư Kuin, Cư M’gar, EaKar, Krông Năng và Thành phố Buôn Ma Thuột. Trung tâm đã chú trọng hỗ trợ máy thiết bị tiên tiến đúng theo mục tiêu của chương trình khuyến công như: Hỗ trợ dây chuyền chế biến nấm; ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất bột cacao, socola, cà phê bột, bún, trà mãng cầu và gia công tôn. Tuy nhiên, vì diễn biến dịch covid-19 phức tạp nên có 02 đề án không kịp triển khai theo tiến độ nên đã không nghiệm thu được. Các đề án hỗ trợ máy móc thiết bị nghiệm thu và đưa vào hoạt động đã giúp cho doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng các máy móc thiết bị tiến tiến trong sản xuất, nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho các cơ sở CNNT. Có những đề án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, giảm nghèo bền vững, là mô hình mẫu, tác động nhân rộng mô hình cho các đơn vị khác học tập, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNNT, góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn: Trung tâm đã hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn gửi hồ sơ 05 sản phẩm của 03 đơn vị đạt sản phẩm CNNTTB cấp Khu vực tham gia bình chọn cấp Quốc gia, kết quả 02 bộ sản phẩm của 02 đơn vị được công nhận sản phẩm CNNT TB cấp quốc gia năm 2021 (Bao gồm: Bộ sản phẩm: Cà phê phin giấy; cà phê hòa tan SR của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Thái; Bộ sản phẩm: Cà phê Hạt; cà phê bột Trung Hòa đặc biệt của Công ty cổ phần sản xuất cà phê bột Trung Hòa).
Tổ chức bình chọn sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh  đã thu hút được 33 sản phẩm tham gia thuộc nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm của 23 đơn vị trên toàn tỉnh. Kết quả có 15 sản phẩm của 13 cơ sở được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
Hỗ trợ xây dựng và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đây là đề án mới, lần đầu tiên được xây dựng và triển khai thực hiện tại trung tâm. Kết quả đã hỗ trợ cho 05 cơ sở nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn và đã có Quyết định của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, bao gồm: Nhãn hiệu “Bột rau củ quả” HTX Ea Bar (huyện Buôn Đôn); Nhãn hiệu “Trà Gạo lức Mộc Hoa” (huyện Buôn Đôn); Nhãn hiệu “Macca Lê Xuân Khương” (huyện Cư Kuin); Nhãn hiệu “CAFFEE NAM TÂY NGUYÊN” (huyện Cư Kuin); Nhãn hiệu “Cà phê bột Lợi Lam” (huyện Krông Năng). 
3bc
Hội nghị trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021
Những mục tiêu của hoạt động khuyến công tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Chương trình Khuyến công tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 đã và đang được thực hiện, khẳng định được vai trò quan trọng, động viên và huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới; Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hoàn thiện, phù hợp với các văn bản, hướng dẫn của Trung ương. Thông qua hoạt động khuyến công, vai trò, vị trí của các cơ quan quản lý nhà nước về công thương trên địa bàn tỉnh được nâng cao, tạo sự gắn kết phát triển và hỗ trợ giữa cơ quan quản lý nhà nước về công thương và doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT); Nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, cơ sở CNNT về vai trò, vị trí hoạt động khuyến công được nâng cao, là chỗ dựa cho các doanh nghiệp, cơ sở CNNT qua đó đã chủ động tìm đến với khuyến công;
 Hoạt động khuyến công đã góp phần tích cực tham gia thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước về giảm nghèo, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa… Các cơ sở đã từng bước áp dụng thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất chế biến sâu, cải tiến các bao bì sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO, HACCP, VIETGAP...
 Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động Khuyến công còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa hình thành được mạng lưới cộng tác viên khuyến công. Do vậy, việc nắm bắt thông tin, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các đề án khuyến công tại địa phương còn khó khăn; khả năng xây dựng đề án của các cơ sở CNNT còn hạn chế, phải điều chỉnh, thay đổi nhiều ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng của một số đề án; Việc phối hợp giữa các đơn vị tham gia quản lý thực hiện có lúc có nơi chưa thật chặt chẽ, kịp thời, vì vậy có những đề án chưa lường hết những biến động, rủi ro, nên phải điều chỉnh hoặc ngừng triển khai dẫn đến chậm tiến độ, không đạt kế hoạch; Hoạt động tuyên truyền về khuyến công tuy đã được thực hiện bằng nhiều kênh nhưng chưa đa dạng về hình thức, hạn chế số lượng, chất lượng nên hiệu quả chưa cao; Ảnh hưởng của dịch covid-19 khiến nhiều cơ sở dừng hoạt động, giảm quy mô sản xuất hoặc cơ sở CNNT thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc mua máy móc thiết bị không đúng đề án phê duyệt nên phải dừng thực hiện đề án hỗ trợ; Một số nội dung chương trình chưa triển khai được do điều kiện thực tế của địa phương hỗ trợ như: đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho các cơ sở CNNT; làng nghề...Kinh phí hoạt động khuyến công chỉ là ngân sách Nhà nước và đối ứng của các đơn vị thụ hưởng mà chưa huy động được các nguồn lực khác tham gia hoạt động khuyến công; Các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh cơ bản là nhỏ, năng lực tài chính hạn chế trong khi nhu cầu vốn để đầu tư ứng dụng công nghệ mới khá lớn và mức kinh phí hỗ trợ từ nguồn khuyến công chỉ là động viên, khuyến khích nên số lượng doanh nghiệp có điều kiện để thực hiện đề án không nhiều.
 Khắc phục những tồn tại nêu trên, năm 2022 Trung tâm tiêp tục triển khai xây dựng thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2021 - 2025 hiệu quả, đúng tiến độ; Tiếp tục động viên mọi nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng giá trị công nghiệp; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, cơ khí phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xây dựng nông thôn mới; Khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và thực hành sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu; giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia hỗ trợ hoạt động khuyến công; Hoàn thiện quy trình quản lý và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công.
Sau 1 năm nhìn lại, hoạt động khuyến công của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng đưa công nghiệp nông thôn của tỉnh khởi sắc và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thời gian tới, hoạt động khuyến công sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp khu vực nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Tác giả: Mai Thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
JPY 160.50 162.12 169.87
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây