Phát triển Kinh tế số ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030

Chủ nhật - 23/07/2023 22:19

Phát triển Kinh tế số ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030

Nhằm tạo hiệu quả đột phá trong hoạt động ứng dụng công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh, phân phối trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ngành Công Thương; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, mô hình, phương thức kinh doanh mới; đổi mới mô hình tăng trưởng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển thương mại điện tử và kinh tế số giữa các thành phố lớn và địa phương. Thúc đẩy thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương phát triển bền vững, tăng tính kết nối, liên kết vùng. Ngày 06/7/2023 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế số ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
Theo đó, tầm nhìn đến năm 2030, công nghiệp và thương mại trở thành 02 lĩnh vực tiên phong ứng dụng hiệu quả các công nghệ số, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế số ngành Công Thương, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong ngành nhằm phát tirển kinh tế số ngành Công Thương hiệu quả, bền vững.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 phấn đấu: Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong ngành Công Thương đạt mức tối thiểu trong khoảng từ 20-25%;  Dân số tham gia mua sắm trực tuyến chiếm khoảng 70% tổng dân số của cả nước. Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử phấn đấu đạt trên 65%;  Doanh số bán lẻ thương mại điện tử tăng từ 20 - 25%/năm; tỷ trọng bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ phấn đấu đạt 20%; Tỷ lệ doanh nghiệp ngành Công Thương sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%; Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện hoạt động chuyển đổi số cơ bản đạt 70%, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chuyển đổi số có hiệu quả đạt ít nhất 40% và tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất thông minh có hiệu quả đạt ít nhất 30%; Vị trí của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngành Công Thương trong bảng xếp hạng về chuyển đổi số do Chính phủ hoặc các hiệp hội ngành nghề ban hành được duy trì trong top 5 từ năm 2025 và top 3 từ năm 2030;  Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng hoàn thành 100% số hoá dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ trong điều hành sản xuất, kinh doanh;  80% người tiêu dùng, tổ chức cá nhân kinh doanh ở các thành phố lớn và 50% tại các địa phương vùng sâu vùng xa có thể tương tác toàn diện thông qua các hệ thống tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;  50% các dịch vụ kết nối thị trường của doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, hỗ trợ 1.000.000 lượt doanh nghiệp kết nối giao thương, xúc tiến thương mại;  80% các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh ngành Công Thương được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Trên 50% các doanh nghiệp, hợp tác xã, và hộ kinh doanh ngành Công Thương được tiếp cận, tập huấn, sử dụng, khai thác các giải pháp thuộc Hệ sinh thái Chuyển đổi số doanh nghiệp ngành Công Thương; 80% các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành Công Thương triển khai đào tạo về chuyển đổi số, thương mại điện tử và kinh tế số;  Trên 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Đề án giao Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án và tình hình chuyển đổi số thực tế tại địa phương để cụ thể hoá nội dung trong các chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số và phát triển kinh tế số lĩnh vực công nghiệp và thương mại của địa phương; xây dựng kế hoạch, đề án hoặc chương trình phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Công Thương của địa phương, trình phê duyệt ngân sách để triển khai thực hiện. Đảm bảo các nguồn lực triển khai phát triển kinh tế số ngành Công Thương trên địa bàn, ưu tiên các giải pháp có tính liên kết vùng và các giải pháp thực hiện theo mô hình hợp tác công tư; định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá tình hình thực hiện đề án; tổ chức đánh giá sơ kết và tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

Tác giả: Tin: Mai Thanh - TTKC:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,148.18 16,311.29 16,834.62
CAD 18,018.42 18,200.42 18,784.35
CNY 3,430.65 3,465.30 3,577.02
EUR 26,482.03 26,749.52 27,934.14
GBP 30,979.30 31,292.23 32,296.19
HKD 3,161.16 3,193.09 3,295.54
JPY 157.89 159.49 167.11
SGD 18,186.80 18,370.51 18,959.90
USD 25,114.00 25,144.00 25,454.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây