Thời gian qua, phát triển khu vực kinh tế tập thể nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức tầm quan trọng về phát triển khu vực kinh tế tập thể của các cấp, các ngành được nâng lên; thể chế, cơ chế chính sách được hoàn thiện; số lượng hợp tác xã tăng lên và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã được cải thiện. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu. Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao; mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp với xu thế phát triển; nguồn lực tài chính và trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế nêu trên là chuyển đổi số còn chậm, thiếu tính chiến lược, hành động cụ thể. Do đó, khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã phải chủ động thực hiện chuyển đổi số, để đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, thích nghi với tình hình phát triển mới.
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng nhất là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022. Tại các văn bản của Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn mới; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các văn bản của tỉnh về Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, trong đó coi việc chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế tập thể là nhiệm vụ trọng tâm; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi số, gắn với đổi mới quản lý và phương thức hoạt động của mô hình kinh tế.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt hoạt động truyền thông chính sách, giúp các tổ chức kinh tế tập thể nắm vững đường. lồi, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số; nhận thức đầy đủ về xu thế tất yếu, thách thức và cơ hội của chuyển đồi số. Mỗi cơ quan, tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Chủ động giải quyết các vấn đề thuộc thâm quyền, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, trong đó có giải pháp thực hiện chuyển đổi số cho khu vực này.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế tập thể, liên thông với hệ thống đăng ký kinh doanh, thuế và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành khác; huy động và sử dụng hiệu quả các nguôn lực, lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện ở địa phương để phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể; Nghiên cứu, xây dựng chương trình hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao nhân lực, kiến thức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp khởi nghiệp trong tỉnh chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Tổ chức các chương trình hợp tác, trao đổi, bồi dưỡng nâng cao nhân lực, kiến thức cho doanh nghiệp, hợp tác xã về xu thế và tính tất yếu của chuyển đổi số hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn dữ liệu mở để khai thác các giá trị nhằm phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời đại số.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh chuyển đổi số đối với các hợp tác xã tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (OCOP) theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm và thủy sản thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, trong đó ưu tiên các sản phẩm của các HTX, Liên hiệp HTX và tổ hợp tác theo lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số tại Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 29/11/2021. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền và nâng cao năng lực cho hợp tác xã, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp về ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, trong quản trị sản xuất quản lý nhằm nâng cao tỷ lệ số hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và tỷ lệ nông dân được tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp và cách thức quảng bá, bán sản phâm trên mạng điện tử; tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao, hữu cơ và tuần hoàn nhằm khuyến khích các hợp tác xã ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng các giải pháp công nghệ số, các mô hình sản xuất mới hiệu quả hơn và từng bước chuyển dịch sang phương thức sản xuất mới; phối hợp với sở, ngành, địa phương xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, mô hình hợp tác xã thực hiện chuyên đối số thành công, tiết giảm chỉ phí, tối ưu hóa nguồn lực; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục chương trình xúc tiến, phát triển thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; có cơ chế chính sách đề phối hợp với các sàn thương mại điện tử nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và giải quyết các tranh chấp thương mại (nếu có); Cung cấp cho các sàn thương mại điện tử (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) các thông tin phân tích và dự báo thị trường, giá thành sản phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin thuộc phạm vi quản lý phục vụ hoạt động truyền thông, tiêu thụ sản phẩm.
Các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan bám sát công việc được phân công triển khai các cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển địa phương, chủ động chuyển đổi số theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
Đồng thời các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã chủ động điều chỉnh phương thức hoạt động quản lý, sản xuất – kinh doanh, chuyển đổi số mạnh mẽ để tồn tại và phát triển. tăng cường năng lực quản trị hợp tác xã theo hướng công khai, minh bạch, chủ động, thích ứng với bối cảnh, xu hướng phát triển mới; tích cực học hỏi kinh nghiệm, mô hình chuyển đổi số thành công và hiệu quả.