Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa

Thứ ba - 09/03/2021 20:37

Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh. Ngày 9/3/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường có công văn số 563/STNMT-BVMT về việc triển khai các hoạt động tăng cường công tác quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi đến UBND các huyện, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột, các sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp triển khai một số nội dung như sau:
- Theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 31/12/2020 về việc tăng cường công tác quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa; phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan vận động người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
- Đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị; Phát động phong trào thi đua và vận động mỗi công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thực hiện giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy; thực hiện nghiêm các chính sách giảm thiểu chất thải nhựa theo quy định tại các văn bản liên quan đến quản lý chất thải, quản lý chất thải y tế và chất thải từ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y....
- Tiên phong, gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác có dán nhãn để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế không được để lẫn với chất thải hữu cơ.
- Khuyến khích xây dựng, nghiên cứu, đề xuất, áp dụng các giải pháp hiệu quả và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý.
- Hướng dẫn, ưu tiên, tạo điều kiện đối với các dự án phát triển sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sản phẩm khó phân hủy, sử dụng một lần.
- Tùy vào điều kiện thực tế thực hiện các nghiên cứu về thực trạng, xu hướng phát sinh, biện pháp giảm thiểu và công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn quản lý nhằm góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng nhựa và chất thải nhựa.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với ngành tài nguyên và môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất tái chế nhựa không đảm bảo
Đề nghị các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức triển khai thực.
Xem nội dung văn bản tại đây./.

Tác giả: Lê Bích-TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây