Cà phê đặc sản, hành trình cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.

Thứ tư - 22/06/2022 05:22
Cây cà phê mang lại ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế – xã hội, văn hoá và du lịch đối với tỉnh Đắk Lắk, hiện nay diện tích cà phê niên vụ 2020-2021 là 209.955 ha, năng suất bình quân 26,1 tạ/ha, tổng sản lượng niên vụ 508.944 tấn/năm, xuất khẩu cà phê niên vụ 2020 – 2021 đạt 201.393 tấn với kim ngạch 366,206 triệu USD đến 60 thị trường trên thế giới.
Thử nếm trong cuộc thi cà phê đặc sản
Thử nếm trong cuộc thi cà phê đặc sản
Bên cạnh sự đóng góp của cây cà phê nói chung đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, sản phẩm cà phê đặc sản là một điểm sáng của ngành cà phê, là sản phẩm từ vùng trồng có điều kiện thổ nhưỡng tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt, qua thử nếm có hương vị riêng và đạt số điểm số điểm từ 80 đến 100 của quá trình kiểm định nghiêm ngặt của Hiệp hội cà phê đặc sản – SCA thì sản phẩm mới được công nhận là cà phê đặc sản.
            Đối với phương pháp chế biến tại Việt Nam, chế biến khô được sử dụng phổ biến, theo đó quả cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được đem đi phơi khô, quả cà phê sẽ được đem xay và tách hạt, phương pháp này sẽ giúp hạt cà phê hấp thu được hết vị ngọt từ quả tạo nên hương vị cà phê ngọt ngào, phức tạp hơn, sau khi trải qua một trong ba công đoạn chế biến, được đem đi kiểm định chất lượng.
            Cụm từ “Cà phê đặc sản” xuất hiện từ năm 2019 tại Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam lần thứ I nằm trong chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 – năm 2019, thu hút 31 đơn vị tham dự với 42 mẫu cà phê được sản xuất tại các vùng trồng cà phê trên cả nước, 34 mẫu cà phê Robusta và 8 mẫu cà phê Arabica.
            Tiếp theo, tại cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2020, trong số 56 mẫu cà phê đăng ký dự thi có 44 mẫu cà phê đủ điều kiện dự thi chung kết gồm 24 mẫu cà phê Robusta, 20 mẫu cà phê Arabica. Các mẫu cà phê nói trên đã được chuyên gia thử nếm đánh giá theo quy trình chấm điểm của SCA.
hinh 1
Trao giải thưởng cà phê đặc sản 2022

            Tại cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2021, có 41 đơn vị đăng ký dự thi với 74 mẫu dự thi, trong đó có 45 mẫu Robusta và 29 mẫu Arabica. Kết quả có 48 mẫu đạt “Cà phê đặc sản”. Trong 48 mẫu dự thi đạt “cà phê đặc sản” thì có 20 mẫu đủ điều kiện tham gia vòng chung kết. Riêng Cà phê Robusta thuộc khu vực chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột có 11 mẫu đạt đặc sản và 02 mẫu có điểm số lọt vào Top 3 Robusta.
            Tại cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2022, có 48 đơn vị với 83 mẫu cà phê dự thi, trong đó có 53 mẫu cà phê Robusta và 30 mẫu cà phê Arabica, tổng sản lượng các lô hàng 158,5 tấn.
            Mới đây nhất, qua phân tích và đánh giá mẫu bởi SCA đối với cà phê từ mẫu cà phê thu hoạch vào vụ mùa 2021/2022 của Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Dak Lak, cà phê được chế biến theo phương pháp chế biến khô/chế biến tự nhiên, với các điểm số đánh giá về: hậu vị (aftertaste), độ đắng/ngọt (bitter/sweet), độ cân bằng (balance), hương vị (aroma), mùi (flavor), độ mặn/acid (salt/acid), độ cảm nhận từ vị giác (mouthfeel), từ đó đề ra được tổng số điểm đạt 85,25 – đây là con số khá ấn tượng so với thang điểm đề ra của SCA.
Theo thời gian, chất lượng, số lượng các công ty, số lượng mẫu tham gia đánh giá cà phê đặc sản của Việt Nam ngày càng tăng, có những công ty đạt giải nhiều năm liền liên tiếp. Không những vậy, số lượng người Việt Nam đạt chứng chỉ Q Graders – đây là chứng nhận khả năng về việc phân tích, đánh giá mùi vị cà phê, thông qua quy trình cupping, chấm điểm và những hiểu biết chuyên nghiệp về cà phê thế giới, bao trùm giống cây, thổ nhưỡng, sơ chế, rang xay, chiết suất cà phê. Hiện nay, con số này đạt khoảng 30 người Việt Nam, giúp truyền cảm hứng mạnh mẽ cho ngành cà phê đặc sản.
            Nhìn chung, cuộc thi cà phê đặc sản đã tạo ra ý nghĩa to lớn và được cho là góp phần làm lành mạnh hóa và minh bạch hóa chất lượng cà phê, từ đó giúp người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về vai trò của cà phê chất lượng cao, trong đó, đỉnh cao là cà phê đặc sản. Khi người tiêu dùng sử dụng cà phê đặc sản đồng nghĩa với việc đảm bảo sức khỏe, trả giá phù hợp cho chất lượng của cà phê, tạo được văn hóa uống cà phê chất lượng cao bên cạnh việc tiêu thụ cà phê thương mại. Thị phần của cà phê đặc sản chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng cà phê thế giới, nhưng lại có giá trị cao gấp nhiều lần so với sản phẩm cà phê thông thường, với những tiềm năng hiện có, sản xuất cà phê đặc sản chính là một hướng đi mới của ngành cà phê Việt Nam.  
hinh 3
Minh hoạ bảng chấm điểm cà phê đặc sản của SCA
         
            “Một loại cà phê đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng và làm tăng giá trị cuộc sống cũng như sinh kế của tất cả những người tham gia vào chuỗi cung ứng thực sự là một Specialty Coffee (Cà phê đặc sản)” theo lời Ông Ric Rhinehart – Giám đốc điều hành của SCA.
            Cà phê Robusta của Việt Nam đã và đang đạt mức điểm số đặc sản cao nhất thế giới - đây thực sự tín hiệu hết sức đáng mừng mang ý nghĩa quan trọng cho ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Việt Nam nói chung.
 

Nguồn tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
JPY 157.98 159.58 167.21
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây