Bơ Đắk Lắk – Hành trình đến với người tiêu dùng

Thứ hai - 20/06/2022 05:06
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, diện tích trồng bơ của tỉnh trong năm 2021 đạt trên 9.446 ha, tăng 537 ha so với năm 2020, trong đó trồng mới 674 ha, diện tích cho sản phẩm 7.228 ha; năng suất trên diện tích cho sản phẩm 157,96 tạ/ha, sản lượng 114.167 tấn, tăng 32.047 tấn so với năm 2020 với các giống bơ phổ biến như: bơ booth 7, bơ tứ quý, bơ 034.
Bơ Đắk Lắk
Bơ Đắk Lắk
          Cây bơ thường được trồng vào đầu mùa mưa, tháng 5, trong điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh Đắk Lắk có 2 vụ thu hoạch chính, mùa chính vụ thu hoạch từ tháng 4-7 và vụ muộn vào từ tháng 9 tới tháng 11.
            Quả bơ rất giàu giá trị dinh dưỡng, lượng chất béo chiếm đến ¾ khối lượng của quả, ngoài ra, bơ còn là nguồn cung cấp kali, axit folic, đồng, vitamin c, B3, K, bơ giàu chất xơ, glucid và protid, được trồng tại các vùng nguyên liệu chính như: Huyện Cư Mgar, thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện: Krông Pak, Krông Ana, Eahleo, Krông Năng...
            Tiềm năng phát triển trái bơ của tỉnh Đắk Lắk rất lớn. Hiện trái bơ tỉnh Đắk Lắk được sản xuất theo quy trình, được cấp mã truy xuất nguồn gốc, thị trường tiêu thụ trái bơ được mở rộng và được người tiêu dùng trên cả nước đánh giá cao.
            Bơ Đắk Lắk đã có mặt ở rất nhiều các chuỗi siêu thị có uy tín như hệ thống MM Megamarket, Coopmart, Big C, Vinmart, Fivimart, AEON, BigGreen, DanaVimart, cửa hàng trái cây sạch Hà Nga (Tỉnh Thanh Hoá)...cũng như các cửa hàng trái cây nhập khẩu tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Đà Nẵng... hình ảnh bơ còn xuất hiện tại các sân bay nội địa, hiện đang xúc tiến các hoạt động các hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
hoi cho
Doanh nghiệp và các hợp tác xã của tỉnh Đắk Lắk tham gia Hội chợ
           Hiện nay, một số hợp tác xã bơ của tỉnh có thể trồng, thu hoạch và thu gom trên 100 tấn/năm, với nhiều chủng loại sản phẩm gồm: bơ sáp, bơ đặc sản, bơ 034 Cuba, bơ Hồng Ngọc, bơ booth. Khả năng cung cấp cho các chuỗi cửa hàng của các hợp tác xã này với các mặt hàng tiêu chuẩn có thể đạt 300kg/ngày với chất lượng đồng đều, ổn định.
            Ngoài mặt hàng bơ trái ăn liền, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng như: bơ sấy lạnh dạng miếng, dầu bơ, bột dinh dưỡng từ trái bơ tách dầu.Tiềm năng phát triển trái bơ của tỉnh Đắk Lắk rất lớn.
            Trái bơ Đắk Lắk đã, đang và sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ tại các tỉnh, thành trong cả nước, người tiêu dùng sẽ có ngày càng nhiều cơ hội được thưởng thức trái bơ ngon, chất lượng cao, an toàn cho sức khoẻ.
 

Nguồn tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây