Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thứ năm - 07/04/2022 04:00
Với công tác tuyên truyền mạnh mẽ, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP có hiệu quả. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình OCOP sát với tình hình thực tế, bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.
Tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm
Tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm
Phát huy tiềm năng thế mạnh của các địa phương, sức sáng tạo của người dân nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, đạt các tiêu chuẩn theo quy định; kiểu dáng bao bì thuận tiện, hiện đại, phù hợp, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng; tập trung hỗ trợ nâng cao chất lượng, hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm trọng tâm là các sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh, quốc gia để vươn ra thị trường trong và ngoài nước. Duy trì các sản phẩm OCOP đã công nhận, nâng hạng và định hướng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Từ mục tiêu trên, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình, lồng ghép các Chương trình, dự án ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh.
Cacao Nam turong son
Sản phẩm chế biến từ ca cao tham gia đánh giá phân hạng OCOP
Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa sự cần thiết của xây dựng sản phẩm OCOP; các nguyên tắc triển khai, nội dung của Chương trình OCOP. Các cơ chế chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế cộng đồng, các mô hình điển hình, sản phẩm tiêu biểu về triển khai Chương trình, phát triển sản phẩm và đặc biệt là đề xuất ý tưởng sản phẩm, khởi đầu chu trình thực hiện Chương trình của cộng đồng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn lồng ghép hoạt động của cơ quan, đơn vị để thực hiện tuyên truyền về Chương trình OCOP.
Sở Công Thương phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, các sở, ngành quan liên quan triển khai thực hiện phát triển Trung tâm, điểm bán hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách. Lồng ghép các hoạt động của ngành gắn với việc thực hiện Chương trình OCOP trên phạm vi toàn tỉnh.
Tổ chức quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, tập trung thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 đến 5 sao; tham gia thường niên các kỳ xúc tiến thương mại, Hội chợ, Hội nghị, Hội thảo liên kết xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm, triển lãm sản phẩm OCOP cấp quốc gia và cấp tỉnh theo nhiều hình thức thức ứng linh hoạt với tình hình mới (online, trực tiếp…); phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, Hợp tác xã, cộng đồng quảng bá và tiếp thị sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm trưng bày và giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh.  

Nguồn tin: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây