Sở Công Thương Đắk LắkWebsite Sở Công Thương Tỉnh Đắk Lắk
Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững” tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
Sở Công Thương Đắk Lắkhttps://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 21/03/2023 03:26
Thực hiện Kế hoạch số 06/KH-BTC ngày 23/9/2022 của Ban tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 về việc ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động Lễ Hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
Ngày 12/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã tổ chức Hội thảo xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Viêt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Hội thảo là dịp gặp gỡ, kết nối giữa các bên liên quan từ các cơ quan Trung ương đến chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê Việt Nam với các nhà đầu tư thương mại, chuỗi phân phối, cơ quan ngoại giao, xúc tiến thương mại trên thế giới. Hội thảo cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đưa ra các định hướng, giải pháp sản xuất, chế biến, bảo quản để nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, các giải pháp đầu tư kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Hội thảo đã quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu cà phê chất lượng cao Việt Nam đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng tại thị trường trong nước và quốc tế; tham gia thảo luận đánh giá những kết quả đã đạt được, những thuận lợi, khó khăn thách thức đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo và đề xuất các giải pháp để phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với phát triển xanh và bền vững cho ngành hàng cà phê Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; Nguyễn Nam Hải –Chủ tịch Hiệp hội Cà phê –Ca cao Việt Nam; đại diện Cục Trồng trọt, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, tổ chức IDH, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh trồng cà phê trong nước; Đoàn đại biểu là Đại sứ, tham tán thương mại Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam; một số Hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe cơ quan quản lý và chuyên gia chia sẻ tập trung các nội dung: Tổng quan cà phê Việt Nam cơ hội và thách thức; Phát triển cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản tỉnh Đắk Lắk; Tiêu chuẩn quản lý cà phê Việt Nam chất lượng cao; ứng dụng nông nghiệp thông minh trong sản xuất cà phê chất lượng cao; định hướng chuỗi sản xuất cà phê chất lượng cao; Phát triển cà phê Việt Nam gắn với tăng trưởng xanh và bền vững; Định hướng phát triển sản phẩm OCOOP cà phê chất lượng cao.
Theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 710,66 nghìn ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, năm tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước. Trong 5 tỉnh Tây Nguyên trồng cà phê, Đắk Lắk và Lâm Đồng là 2 tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất và cho sản lượng lớn nhất và Lâm Đồng là tỉnh sản xuất cà phê cho năng suất cao nhất là 33,1 tạ/ha cao hơn 17,1% so với tổng trung bình năng suất của 5 tỉnh Tây Nguyên cũng như cả nước.
Triển khai cam kết của Thủ tướng Chỉnh phủ tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) và định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như các địa phương đã ban hành các quy trình kỹ thuật về canh tác, tái canh, chế biến đồng thời hướng dẫn các địa phương áp dụng theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Tùy theo điều kiện thực tiễn, mỗi địa phương sẽ chọn những quy trình phù hợp để áp dụng.
Đối với diện tích cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản đang áp dụng quy trình chăm sóc theo các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, Organic... Ngoài ra, Cục Trồng trọt đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy trình canh tác tiết giảm vật tư đầu vào trên cây cà phê, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2023.
Hiện nay các địa phương khuyến cáo chỉ tiến hành thu hoạch những quả đúng tầm chín; không thu hái quả xanh; thu hái phải đúng kỹ thuật (không tuốt, vặn cành, làm gãy cành) và cà phê quả tươi thu hái phải đảm bảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 9278:2012).
Theo thống kê sơ bộ các tỉnh, đến năm 2022 diện tích cà phê có chứng nhận đạt 185,8 nghìn ha. Riêng tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận là 45.674,44 ha, chiếm khoảng 22,12% diện tích cà phê toàn tỉnh. Trong đó, chứng nhận UTZ với tổng số nông hộ tham gia là 11.296 nông hộ, diện tích là 13.713,24 ha và sản lượng 49.979,63 tấn; Chứng nhận 4C với tổng diện tích là 26.091 ha, sản lượng 94.357 tấn với 18.450 nông hộ tham gia; Chứng nhận RFA với diện tích 5.123 ha và 2.771 nông hộ tham gia với tổng sản lượng đăng ký 12.719 tấn; Chứng nhận Fairtrade: tổng diện tích 747,2 ha; 447 nông hộ tham gia với tổng sản lượng đăng ký 3.255,9 tấn.
Triển khai cam kết của Thủ tướng Chỉnh phủ tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) và định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như các địa phương đã ban hành các quy trình kỹ thuật về canh tác, tái canh, chế biến đồng thời hướng dẫn các địa phương áp dụng theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Tùy theo điều kiện thực tiễn, mỗi địa phương sẽ chọn những quy trình phù hợp để áp dụng.
Đối với diện tích cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản đang áp dụng quy trình chăm sóc theo các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, Organic. Ngoài ra, Cục Trồng trọt đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy trình canh tác tiết giảm vật tư đầu vào trên cây cà phê, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2023.
Hiện nay các địa phương khuyến cáo chỉ tiến hành thu hoạch những quả đúng tầm chín; không thu hái quả xanh; thu hái phải đúng kỹ thuật (không tuốt, vặn cành, làm gãy cành) và cà phê quả tươi thu hái phải đảm bảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 9278:2012).
Theo thống kê sơ bộ các tỉnh, đến năm 2022 diện tích cà phê có chứng nhận đạt 185,8 nghìn ha. Riêng tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận là 45.674,44 ha, chiếm khoảng 22,12% diện tích cà phê toàn tỉnh. Trong đó, chứng nhận UTZ với tổng số nông hộ tham gia là 11.296 nông hộ, diện tích là 13.713,24 ha và sản lượng 49.979,63 tấn; Chứng nhận 4C với tổng diện tích là 26.091 ha, sản lượng 94.357 tấn với 18.450 nông hộ tham gia; Chứng nhận RFA với diện tích 5.123 ha và 2.771 nông hộ tham gia với tổng sản lượng đăng ký 12.719 tấn; Chứng nhận Fairtrade: tổng diện tích 747,2 ha; 447 nông hộ tham gia với tổng sản lượng đăng ký 3.255,9 tấn.
Ngoài ra, tại hội thảo, khách mời còn được lắng nghe sự chia sẻ trực tuyến của Ông Gerardo Patacconi – Trưởng điều hành của Tổ chức cà phê thế giới (ICO) về xu hướng tiêu thụ, xuất khẩu, giá thành sản phẩm cà phê trong thời gian tới, theo Ông Patacconi, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết trong thời gian vừa qua là chất xúc tác quan trọng cho hoạt động xuất khẩu cà phê của các nước Asean sang các thị trường lớn trên thế giới. Hiện tại EU đang dự thảo quy định về các sản phẩm không liên quan đến quá trình phá rừng (deforestation free products), theo đó, đưa ra các quy định khung và hệ thống đo lường mức độ rủi ro cho một số sản phẩm nông nghiệp như: cà phê, gỗ, ca cao, đậu nành, dầu cọ, thịt bò và các chủ thể có liên quan đến các ngành hàng. Vì vậy, khuyến nghị đưa ra bao gồm: Đánh giá mức độ tuân thủ mang tính quốc gia đối với từng ngành hàng với các quy định đặt ra để đảm bảo việc tuân thủ các quy định của EU, tăng cường ý thức tuân thủ quy định về truy xuất hàng hóa, chứng nhận chỉ dẫn địa lý…
Nguồn tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại