Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” của Sở Công Thương

Thứ ba - 28/02/2023 05:11
Theo Kế hoạch của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Công Thương đã xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”
Với mục đích triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” ban hành kèm theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm; hình thành và phát triển thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước bằng pháp luật. 
vbpl 7205e
Ảnh nguồn Internet
Cùng với yêu cầu phải xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ, chất lượng, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở trong tổ chức triển khai thực hiện; bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, chất lượng và hiệu quả. Bám sát nhiệm vụ được giao trong các lĩnh vực của ngành, xác định nội dung hình thức triển khai phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” của Sở Công Thương đã chỉ rõ nội dung thực hiện nhiệm vụ như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm; hình thành và phát triển thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân thủ pháp luật của người dân. Tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức phù hợp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân. Phối hợp tham gia khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân theo lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành. Cung cấp, hướng dẫn kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp. Công khai đường dây nóng tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Cùng với đó là nâng cao năng lực, trách nhiệm của các phòng chuyên môn, đơn vị. Nâng cao nhận thức, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao của các phòng chuyên môn, đơn vị có trách nhiệm thi hành pháp luật, tăng cường hoạt động tự giám sát, tự kiểm tra quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Rà soát, bảo đảm điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ người dân các thông tin pháp luật, thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, nhất là trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch các nội dung trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; trao đổi, đối thoại với người dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị bảo đảm, hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật, đặc biệt trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin theo yêu cầu. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thi hành pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị trong các hoạt động liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân. Rà soát, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật và PBGDPL.

Nguồn tin: Ngọc Tuấn - Văn Phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây