Hội Bảo vệ Người quyền lợi người tiêu dung: Tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dung năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

Thứ sáu - 27/12/2019 03:04

Hội Bảo vệ Người quyền lợi người tiêu dung: Tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dung năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

          Năm 2019, cùng với sự nỗ lực phấn đấu đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang nổi lên trở thành một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đã có nhiều sự cố gắng và nỗ lực chung không chỉ của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn có sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp.
         Theo số liệu của các cơ quan chức năng, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra hàng hóa và kinh doanh năm 2019 cho thấy các vụ vi phạm ở các lĩnh vực vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người tiêu dùng:
Lĩnh vực Y tế:
- Tính đến tháng 11/2019 Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm đã triển khai tổng cộng 13 đợt thanh tra, kiểm tra (gồm 03 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, 06 đợt thanh tra chuyên ngành và 04 đợt thanh tra đột xuất). Số cơ sở thanh tra, kiểm tra là 270, số cơ sở vi phạm là 42, số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP là 42 (đạt tỷ lệ 100%), hình thức phạt tiền với số tiền phạt 534.650.000 đồng. Các vi phạm và xử lý vi phạm đối với các cơ sở thực phẩm được thông tin công khai trên Trang thông tin điện tử của Chi cục.
- Đối với bếp ăn tập thể: Tổ chức thanh tra, kiểm tra ATTP tại các bếp ăn tập thể, số cơ sở được kiểm tra là 81 cơ sở, số cơ sở đạt yêu cầu là 76, chiếm tỷ lệ 93,8%.
- Thực hiện Test nhanh thực phẩm các chỉ tiêu hóa học đối với 564 mẫu thực phẩm, kết quả 25 mẫu không đạt, chiếm tỷ lệ 4,4%. 
- Xét nghiệm định lượng đối với 105 mẫu, số mẫu không đạt là 20, chiếm tỷ lệ 19%. 
2. Lĩnh vực Công Thương, Quản lý thị trường:
Năm 2019 cơ quan Quản lý  lý thị trường và đoàn liên ngành 389 của tỉnh đã tiến hành kiểm tra tổng số 1.486 cơ sở; xử lý 635 vụ vi phạm; xử lý phạt tiền tịch thu và  bán truy thu với tổng số tiền 8.016.756.480  đồng : 
- Hàng hóa tịch thu gồm : 2.000 lít xăng RON 95-III, 3.000 lít dầu DO 0,05S,  5.378  bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, 8.200  bộ bài lá, 12.000  bóng đèn Led, 1.915 món dụng cụ y tế, 1.053 món thuốc bảo vệ thực vật, 2.848 cái quần áo,  23.043 kg quần áo đã qua sử dụng, 1.323 món đèn, 600 chai nhớt, 376 tấm vải áo quần, 1.153 đôi giày dép, 1.650 gói bánh, 3.715 hộp kẹo, 350 cái mũ bảo hiểm, 1.269 món hóa mỹ phẩm, 172 chai LPG mini, 166 cây súng đồ chơi trẻ em, 327 cái đồng hồ, 314 món phụ tùng xe máy, 98 bao bột trét tường, 01 máy trộn để sản xuất bột trét đã qua sử dụng, 01 dụng cụ đóng ngày sản xuất đã qua sử dụng, 1.386 món đồ chơi trẻ em, 288 chai bình xịt tuyết, 96 món đồ gia dụng, 200 cái dao cạo râu, 06 hộp pháo hoa, 03 kg pháo, 1.800 cái gọng kính, 48 chai nước uống đóng chai loại 500ml CF5 quá hạn sử dụng, 720 ly thủy tinh ngoại nhập, 1.322 gói dây thun, 628 kg đường, 152 kg thực phẩm sấy khô, 29 gói bánh tráng trộn, 05 kg men ngọt, 241 gói rong biển, 19 chiếc xe đạp điện, 4.230 đôi tất, 832 món đồ dùng học tập và một số hàng hóa khác.
3. Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 
Đã thực hiện: 23 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành. Những lĩnh vực thanh tra chủ yếu: Việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản; thuốc thú y, phân bón, giống cây trồng;  Chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản; cơ sở giết mỗ động vật tập trung, an toàn vệ sinh thú y.
Nội dung các vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra:
+ Về lĩnh vực bảo vệ thực vật: Kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; Kinh doanh các sản phẩm hết hạn sử dụng; kinh doanh buôn bán thuốc BVTV khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn.
+ Về lĩnh vực phân bón: kinh doanh phân bón có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
+ Về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; thú y: Kinh doanh các sản phẩm  thuốc thú y ngoài danh mục; Kinh doanh các sản phẩm  thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng; vận chuyển động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh và vận chuyển động vật vượt trạm.
+ Về lĩnh vực an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm sản thủy sản: sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố; vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tổng số quyết định xử phạt VPHC được ban hành: 102 Quyết định,  
- Tổng số tiền xử phạt VPHC: 443.825.820.
4. Lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: 
Chủ trì 05 đoàn kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh, kết quả kiểm tra 45 cơ sở, lấy 14 mẫu xăng, 06 mẫu dầu, 03 mẫu đồ chơi trẻ em đi thử nghiệm. Kết quả 01 mẫu E5 RON 92, 02 mẫu xăng RON 95 của 03 doanh nghiệp có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, 02 cơ sở kinh doanh vi phạm về ghi nhãn hàng hóa. Đã xử lý vi phạm hành chính 05 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 96.579.200 đồng
Tổng số đối tượng được thanh tra: 320
Số mẫu hàng hoá được lấy để thử nghiệm: 22 xăng dầu, gồm: 14 mẫu xăng RON 95, 04 mẫu xăng E5 RON 92, 04 mẫu dầu DO 0,05S
Kết quả thử nghiệm mẫu: 22 mẫu xăng dầu đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
Số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính: 20 cơ sở
          Hành vi vi phạm:
+ Kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc (09); kinh doanh hàng hóa không có nhãn phụ Tiếng Việt (03); kinh doanh hàng hóa không có dấu chứng nhận hợp quy CR (03)
Sử dụng cột đo xăng dầu hết hạn kiểm định (03), sử dụng cột đo xăng dầu sau sửa chữa không kiểm định (01), sử dụng cột đo xăng dầu có sai số đo lường vượt quy định (01)
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm: 165.996.000 đồng
Tổng số tiến phạt vi phạm hành chính: 161.820.986 đồng
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức được 08 đợt kiểm tra, gồm: 01 đợt kiểm tra chất lượng xăng dầu, vàng trang sức mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn tỉnh; 01 đợt kiểm tra Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar; 01 đợt kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, sản xuất, kinh doanh phương tiện đo trên địa bàn tỉnh; 01 đợt kiểm tra Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột; 01 đợt kiểm tra chất lượng và ghi nhãn đồ chơi trẻ em tết Trung thu 2019; 01 đợt kiểm tra Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng  hóa trên địa bàn huyện Ea H’leo; 01 đợt kiểm tra đo lường chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn tỉnh; 01 đợt kiểm tra đột xuất chất lượng thép trong sản xuất, kết quả cụ thể như sau
Tổng số cơ sở được kiểm tra: 121
Số mẫu hàng hoá được lấy để thử nghiệm: 46 mẫu, gồm: 37 mẫu xăng, 09 mẫu dầu DO 0,05S
Số mẫu hàng hoá vi phạm về chất lượng: 05 mẫu xăng. Số lượng vi phạm: 2.2`5 lít xăng RON 95
Số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính: 09 cơ sở
Hành vi vi phạm gồm: kinh doanh xăng có chất lượng không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (05 vụ), kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc(02 vụ), sử dụng cột đo xăng dầu hết hạn kiểm định (01 vụ), sử dụng cân phân tích hết hạn kiểm định (01 vụ).
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là 59.128.650 đồng
Tổng số tiến phạt vi phạm hành chính: 184.012.600 đồng
Thu hồi kinh phí thử nghiệm mẫu: 12.024.400 đồng
Kết quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dung năm 2019
          1. Công tác tổ chức Hội
      a. Cơ cấu tổ chức Hội tỉnh  :
*. Ban chấp hành gồm 21 Ủy viên; Ban Thường vụ 07 thành viên. Hội được công nhận là hội đặc thù năm 2012. Cán bộ thường trực làm việc chuyên trách tại Văn phòng Hội 05 người, trong đó: cán bộ làm việc theo chức danh bầu 03 người, số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao: 02 biên chế;

*. Hội viên: Tổng số hội viên hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng toàn tỉnh là: 1.427 hội viên. Hội viên trực thuộc tỉnh hội 226 hội viên (trong đó có 02 hội viên tập thể), hội viên trực thuộc các huyện hội là 1.201 hội viên.
*. Các ban trực thuộc Hội:
Tại cơ quan tỉnh hội có 03 bộ phận gồm: Văn phòng Tư vấn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng; Ban Tuyên truyền, Ban Luật pháp. Có 12 Chi hội cơ sở và 01 Câu lạc bộ Người tiêu dùng thông thái trực thuộc tỉnh hội.
b. Hội Bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện: Có 09 trên tổng số 15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã thành lập Hội Bảo vệ người tiêu dùng (gồm Hội huyện M’ Đrắk, Lắk, Krông Năng, Krông Pắk, Cư Kuin, Ea Hleo, Cư Mgar, Ea Ka và Thị xã Buôn Hồ), trong đó có 6 Hội được công nhận Hội đặc thù. Có 05 Ban vận động thành lập hội tại các huyện chưa thành lập hội, Thành phố Buôn Ma Thuột chưa tiến hành các bước chuẩn bị thành lập. 
2. Kết quả hoạt động:
2.1. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng 15/3”: 
          Năm 2019 công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh đặc biệt nhất là vào dịp 15/3 “Ngày Quốc tế người tiêu dùng”. Các nội dung hoạt động tuyên truyền bao gồm:
          - Phối hợp với UBND huyện Krông Năng và Hội Bảo vệ người tiêu dùng huyện tổ chức thành công Hội nghị tuyên truyền luật Bảo vệ người tiêu dùng và nội dung Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.. Hội nghị được tổ chức tại thị trấn huyện Krông Năng với quy mô trên 450 đại biểu tham dự.
- Trong dịp ngày 15/3: “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm nay với chủ đề do Tổ chức Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thế giới (CI) và Bộ Công Thương đưa ra là “Kinh doanh lành mạnh – tiêu dùng bền vững”, Hội đã triển khai các nội dung hoạt động tuyên truyền bao gồm:
          + Tổ chức sản xuất, In sao 39 băng đĩa có nội dung tuyên truyền về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cấp phát cho các hội cơ sở tổ chức tuyên truyền qua hệ thống loa đài phát thanh và truyền hình tới tận các thị trấn, xã phường, thôn buôn.
          + Tổ chức xe tuyên truyền lưu động ở các tuyến phố trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong các ngày 13, 14 và 15 tháng 3 năm 2019.
+ Phát hành, in và phân phối hơn 3000 tài liệu tuyên truyền về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giới thiệu Luật Bảo vệ người tiêu dùng, giới thiệu chức năng nhiệm vụ và hoạt động của Hội. Tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng (các quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng được luật quy định).
          + Tổ chức treo10 băng rôn, 35 khẩu hiệu, cờ phướn trên các đường phố ở Thành phố Buôn Ma Thuột trong dịp hoạt động hưởng ứng “Ngày Quốc tế người tiêu dùng” 15/3.
          + Phối hợp với cơ quan Báo Đắk Lắk, Đài Truyền hình Đắk Lắk, tổ chức viết bài, làm phóng sự truyền hình (gồm 06 bài viết, phóng sự) giới thiệu hoạt động của Hội và thông tin đến người tiêu dùng một số nội dung về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tuyên truyền giới thiệu về Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Thực hiện các cuộc trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình, các bài viết đăng trên báo Đắk Lắk với nội dung về Bảo vệ quyền lợi của người têu dùng và kết quả hoạt động giải quyết khiếu nại người tiêu dùng của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Công tác tư vấn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng:
Năm 2019, Văn phòng Tư vấn giải quyết khiếu nại của Tỉnh Hội tiếp nhận, giải quyết và tư vấn giải quyết 13 vụ khiếu nại, Hội bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện, thị (Hội TX Buôn Hồ) giải quyết 01 vụ khiếu nại của người tiêu dùng. Trong đó có 08 vụ khiếu nại về chất lượng sản phẩm và 05 và vụ kiếu nại về chất lượng dịch vụ. Về hình thức khiếu nại có 10 vụ người tiêu dùng khiếu nại bằng hình thức nộp đơn trực tiếp tại văn phòng giải quyết khiếu nại và 03 vụ khiếu nại bằng hình thức tố cáo, phản ánh qua điện thoại. Hội bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện giải quyết 01 vụ khiếu nại.
Các vụ khiếu nại trong năm của người tiêu dùng tập trung phần lớn trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày. Cụ thể trong tổng số 13 vụ khiếu nại phát sinh trong năm có 02 vụ khiếu nại về chất lượng sản phẩm, 10 vụ khiếu nại về chất lượng dịch vụ và 01 vụ khiếu nại về chất lượng bảo hành sản phẩm. 
Như vậy trong năm 2019 nhóm kinh doanh dịch vụ đã chiếm tỷ lệ 84% trong số các vụ khiếu nại.
Giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ qua các vụ khiếu nại là 95.510.000đ . Giá trị hàng hóa dịch vụ người tiêu dùng được hỗ trợ, đền bù sau giải quyết khiếu nại là 49.500.000đ.
2.3. Hoạt động tham gia công tác quản lý nhà nước:
          a. Tham gia các Đoàn kiểm tra:
- Trong tháng hành động An toàn Vệ sinh Thực phẩm, hội đã cử cán bộ tham gia Hội nghị tổng kết công tác ATVSTP năm 2018 và phát động triển khai công tác ATVSTP năm 2019. Cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành An toàn Vệ sinh Thực phẩm do Sở y tế tỉnh Đắk Lắk thành lập. Đoàn đã kiểm tra Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư Mgar và huyện Ea Heo
 Qua kiểm tra thực tế, Đoàn thanh tra, kiểm tra làm việc với 10 cơ sở, trong đó có 01 cơ sở sản xuất và 09 cơ sở kinh doanh thực phẩm. Số cơ sở đạt về điều kiện ATTP là 08, chiếm tỷ lệ 80%. - Số cơ sở mời về để xử lý là 02, chiếm tỷ lệ 20% so với số được thanh tra, kiểm tra. Hiện tại đã xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở với số tiền phạt là 8.000.000đ (Tám triệu đồng).  Đoàn thanh tra, kiểm tra tiến hành lấy 05 mẫu cà phê bột và 01 mẫu giò chả gửi kiểm nghiệm chất lượng ATTP tại Trung tâm kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm - Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Kết quả 01 mẫu giò chả và 02 mẫu cà phê bột đạt chất lượng ATTP. Có 03 mẫu cà phê bột không đạt chất lượng Đoàn thanh tra, kiểm tra đã chuyển kết quả cho Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản làm căn cứ thanh tra hậu kiểm. 

b. Thực hiện điều tra về chỉ số trao quyền cho người tiêu dùng ASEAN
- Phối hợp với Trung ương Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN thực hiện chương trình khảo sát “Chỉ số trao quyền cho người tiêu dùng ASEAN”. Tổ chức phỏng vấn  bằng phiếu điều tra 200 người tiêu dùng  Có 26 tiêu chí phải điều tra 30 câu hỏi thuộc 3 lĩnh vực trên 4 địa bàn huyện K rông Pắk, Thị xã Buôn Hồ, Huyện K Rông Năng và TP. Buôn ma Thuột. Bao gồm (Nhận thức về quyền cơ bản của người tiêu dùng 8 tiêu chí; Các kỹ năng tài chính cơ bản 9 tiêu chí; hành vi, sự quyết đoán của người tiêu dùng  9 tiêu chí). 
 Trong đó: 
- Khu vực Thành thị 93 phiếu, nông thôn 107 phiếu; về giới tính: Nam 94 phiếu, nữ 106 phiếu; 
- Về tuổi đời: Từ 20 đến 30 tuổi: 23 phiêu, từ 31 đến 40 tuổi: 55 phiếu,  từ 41 đến 50 tuổi: 36 phiếu, 51 tuổi trở lên 86 phiếu; 
- Về trình độ:  Tiểu học 1 phiếu, Trung học cơ sở: 31 phiếu; trung học phổ thông:: 77 phiếu và cao đẳng, đại học trở có 91 phiếu. 
c.  Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị cơ sở và các hội cấp huyện, thị thực hiện các chương trình hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD năm 2019 gồm: hướng dẫn các hội huyện, thị thực hiện tổ chức đại hội nhiệm kỳ, tổ chức báo cáo hoạt động định kỳ, đề xuất ý kiến với cấp quản lý nhà nước trong việc thành lập các chi hội cơ sở cấp xã của tổ chức hội huyện, hướng dẫn tổ chức phổ biến, học tập Chỉ thị Số 30-CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
d. Thực hiện chế độ giao ban, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, báo cáo định kỳ về hoạt động liên quan trong các ban chỉ đạo được UBND tỉnh thành lập mà Hội có cử cán bộ tham gia làm thành viên gồm Ban An toàn VSTP (Sở Y tế chủ trì), Ban thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Mặt trận TQVN chủ trì), Hội đồng tư vấn thẩm định xét duyệt cấp và cấp lại chứng chỉ hành nghề Y đối với các cơ sở tư nhân (Sở Y tế chủ trì).
2.4. Tham gia thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Trong vai trò là thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của tỉnh. Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh đã tích cực hưởng ứng và triển khai rộng rãi thực hiện cuộc vận động. Lồng ghép tuyên truyền thực hiện cuộc vận động trong các cuộc họp, hội nghị do hội tổ chức. Đôn đốc hướng dẫn các hội cơ sở nghiêm túc thực hiện. Tuyên truyền đến các hội viên và người tiêu dùng ý thức người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự tôn dân tộc trong mua sắm tiêu dùng. Kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm coi đó là mục tiêu phấn đấu và chiến lược thu hút người tiêu dùng.
Thông qua các cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội luôn nắm bắt chủ trương và có những ý kiến trong kế hoạch vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, nhất là tham mưu tổ chức các buổi chợ hàng Việt ở nông thôn, đưa hàng hóa về vùng sâu vùng xa v.v. Đóng góp vào thành tích vận động người tiêu dùng ưu tiên mua hàng hóa có xuất xứ trong nước. Ý thức tự tôn dân tộc, yêu nước của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao.
2.5. Hoạt động của các hội cơ sở:
Năm 2019 các hội huyện đã tích cực triển khai công tác bảo vệ người tiêu dùng đặc biệt là hưởng ứng các hoạt động nhân ngày quyền của người tiêu dùng Việt nam 15/3. Từng bước đưa hoạt động của Hội đến với người tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng nhận thức được các quyền và lợi ích chính đáng của mình trong tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ. Phát hiện và tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm không an toàn, hướng đến việc tiêu dùng sản phẩm có uy tín, đảm bảo chất lượng. Các hoạt động tiêu biểu của các hội cơ sở trong năm 2019 gồm:
- Hội bảo vệ người tiêu dùng huyện M’Drắk: 
Triển khai công tác tuyên truyền về chức năng nhiệm vụ và hoạt động của hội đến với toàn thể NTD thông qua các cuộc họp thôn, buôn và tổ dân phố, tuyên truyền: Luật số 59/2010/QH12, ngày 17/11/2010 của Quốc hội, Luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuyên truyền bằng áp phích dọc thị trấn nội dung” quyền và nghĩa vụ người tiêu dùng, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...”, thực hiện được 60 tấm áp phích treo trung tâm thị trấn M’Drắk, Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới 15/3/2019.
Tuyên truyền vận động về quyền lợi và nghĩa vụ của NTD trên cơ sở 5 quyền và 8 nghĩa vụ của NTD; Tuyên truyền NTD tiếp tục hưởng ứng đợt vận động “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam ”; Tăng cường nắm bắt tình hình thị trường để có những cảnh báo cho NTD nhằm hạn chế những hậu quả nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng;
Tuyên truyền trên thông tin đại chúng, theo chuyên mục pháp luật, Chi hội đã tuyên truyền Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số: 19/2012/NĐ-CP, ngày 16/3/2012 của Chính phủ V/v quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hội bảo vệ người tiêu dùng huyện Lắk: 
Tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoách số47/KH-UBND , ngày 28/2/2019 của UBND huyện Lắk về tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày quyền của NTD Việt Nam và một số văn bản khác trong lĩnh vực bảo vệ NTD trên địa bàn huyện.
Tuyên truyền bằng hình thức hỏi và trả lời 9 câu hỏi về chính sách Bảo vệ NTD. Tuyên truyền 11 nội dung về hướng dẫn hưởng ứng ngày quyền của NTD 15/3. phối hợp Mặt trận TQVN huyện tham gia tuyên truyền người tiêu dùng hưởng ứng “người Việt dùng hàng Việt”.
Phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện kiểm tra chất lượng hàng hóa trong dịp tết nguyên đán, tết trung thu, tháng hành động  An toàn Vệ sinh Thực phẩm phẩm hoặc trong các dịp lễ hội.
- Hội bảo vệ người tiêu dùng huyện Krông Năng: 
Triển khai đầy đủ các nội dung về tổ chức ngày quyền của NTD 15/3 theo kế hoạch của Bộ Công Thương, UBND tỉnh và Hội BVQLNTD tỉnh. Đặc biệt hội đã  phối hợp với Tỉnh Hội và Công ty CP sữa VINAMILK tổ chức thành công Hội nghị tuyên truyền Luật bảo vệ người tiêu dùng kết hợp tư vấn chăm sóc sức khỏe choi người cao tuổi trên địa bàn huyện.
Trong dịp ngày quyền của người tiêu dùng tổ chức phát thanhtrên đài truyền thanh với tần suất 110 lần, in sao băng đĩa giao cho 12/12 xã thị trấn trong huyện làm tư liệu tuyên truyền. đôn đốc hướng dẫn các xã in và treo 50 bộ khẩu hiệu, băng rôn, phát hành 700 tài liệu tuyên truyền.
- Hội bảo vệ người tiêu dùng huyện Krông Pắk: 
Hoạt động hưởng ứng ngày 15/3: tổ chức treo băng rôn tại trung tâm huyện và các chợ nông thôn ở các xã với các chủ đề do Bộ Công thương đưa ra. 
Tổ chức thành công 01 hội nghị phổ biến tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp lý liên quan với quy mô trên 70 đại biều tham dự.
Tham gia 02 đợt cùng đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra chất lượng hàng hóa dịch vụ cùng với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ thực phẩm trong tháng hành động bảo đảm An toàn Vệ sinh thực phẩm và đoàn kiểm tra liên ngành trong dịp tết nguyên đán.
- Hội bảo vệ người tiêu dùng huyện Ea H’leo: 
Phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Kinh tế và Hạ tầng  xây dựng nội dung tuyên truyền tổ chức cho xe lưu động đi tuyên truyền đến tận cơ sở (12 xã, thị trấn) từ ngày 13 – 14 – 15/3/2019, treo 02 băng rôn vượt đường ở khu vực thị trấn, 15 băng rôn ở các xã với chủ đề “Kinh doanh lành mạnh – Tiêu dùng bền vững”, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội”; “ Hãy tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng"; "1800 - 6838 - Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn Quốc”.
Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Ea H’Leo trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019, kết quả kiểm tra được 18 cơ sở, lập biên bản vi phạm hành chính 03 cơ sở với tổng số tiền xử phạt: 7.500.000 đồng, phát hiện có 3 cơ sở bán hàng hết hạng sử dụng, nhưng số lượng nhỏ, đoàn yêu cầu chủ cơ sở tiêu hủy tại chỗ
Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra chống gian lận thương mại và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2019 trên địa bàn huyện Ea H’leo tại Quyết định số 2827/QĐ-UBND, ngày 27/8/2019. Đến nay Đoàn đã kiểm tra được 24 cơ sở: lập biên bản kiểm tra 17 cơ sở; 02 cơ sở tại thị trấn đã được công an huyện kiểm tra và 05 cơ sở tại xã Ea Nam đã được UBND xã Ea Nam kiểm tra nên Đoàn đã hướng dẫn các cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật và không lập biên bản kiểm tra. Phần lớn các cơ sở kinh doanh tại các xã không nhập mặt hàng bánh trung thu vì sức mua của người tiêu dùng khá thấp. Thông qua việc kiểm tra Đoàn đã tuyên truyền, hướng dẫn đến cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm nói chung, bánh Trung thu nói riêng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo ATTP.
- Hội bảo vệ người tiêu dùng Thị xã Buôn Hồ: 
Phối hợp với đài truyền thanh truyền  hình thị xã và các phường xã tuyên truyền thông qua băng đĩa. Triển khai treo 19 băng rôn khẩu hiệu tại trung tâm thị xã.
Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại đã tham gia tham gia xử lý vụ khiếu nại của ngươiù tiêu dùng về việc lưới điện không cung cấp  đủ điện áp cho các hộ sử dụng điện trong việc tưới nước cho cây trồng. đã tiến hành hòa giải giữa các hộ khiếu nại và điện lực Buôn Hồ bằng giải pháp tưới luân phiên giứa các hộ để đảm bảo điện áp sử dụng.
Tham gia các đoàn liên ngành cùng với các đơn vị chức năng kiểm tra chất lượng hàng hóa trên địa bàn thị xã. Xúc tiến chủ trương thành lập các hội cơ sở địa bàn xã theo QĐ số 1529 QĐ-UB ngày 17/5/2019 của UBND thị xã.
- Hội bảo vệ người tiêu dùng huyện Ea Kar: 
- Tuyên truyền 57 đợt vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện kinh doanh hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...  người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam chất lượng cao góp phần đưa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào đời sống của người dân và tiến tới ngành thương mại văn minh, giàu mạnh.
- Hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới" ngày 15/03: tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát trên sóng truyền thanh truyền hình của huyện và đài truyền thanh của các xã thị trấn; UBND các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu có nội dung tuyên truyền “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới" cho nhân dân, cán bộ trên địa bàn mình quản lý biết để hưởng ứng; Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh phải sản xuất kinh doanh hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm..., không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, quảng cáo hàng hóa sản phẩm không trung thực và các hình thức gian lận thương mại khác.
Tiếp tục duy trì hoạt động cân đối chứng tại chợ huyện Ea Kar. Hoạt động của điểm cân trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, phục vụ việc cân kiểm tra đối chứng cho người đi chợ.
Nhìn chung các hội huyện đã ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm hoạt động và góp phần quan trọng vào thành tích chung trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn toàn tỉnh.
2.6. Công tác thi đua khen thưởng và công tác khác: 
Nhân dịp Đại hội Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm huyện Lắk nhiệm kỳ III, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh đã quyết định tặng giấy khen cho 03 cá nhân thành viên BCH Hội Bảo vệ QLNTD huyện Lắk có thành tích xuất sắc đóng góp cho hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD.
1. Thuận lợi, Khó khăn:        
a. Thuận lợi:
          Năm 2019 Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 22/1/2019 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp theo UBND tỉnh g đã có quyết định số 570/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 30 của Ban Bí thư TW, cụ thể hóa thành các mục tiêu hành động cụ thể. Các văn bản đó đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Trở thành định hướng cho các mục tiêu và động lực mạnh mẽ cho công tác hoạt động của Hội. 
Ngoài ra sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cơ quan chức năng cùng với nhiệt tình tham gia hưởng ứng của đông đảo người tiêu dùng, hoạt động Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2019 đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tổ chức Hội trên toàn tỉnh đã nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng và tìm đến với tổ chức Hội để được bảo vệ khi quyền và lợi ích của mình bị xâm hại.
          b. Khó khăn tồn tại:
          Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác năm 2019, đơn vị cũng đã nhìn nhận thấy những điểm khó khăn và tồn tại cần khắc phục đó là: chưa phát huy hết khả năng to lớn vai trò bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn nhất là đối với những khu vực vùng sâu, vùng xa. Người tiêu dùng ở những địa bàn này còn khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ và phản ánh bức xúc mỗi khi bị vi phạm quyền lợi.
Nguyên nhân của tồn tại nêu trên chủ yếu là do xuất phát từ hạn chế về mặt nguồn lực, về số lượng cán bộ công tác chuyên trách và kinh phí hoạt động còn hạn hẹp.
2. Kiến nghị và đề xuất:
2.1 Đề nghị Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cùng với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương có biện pháp chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các hội địa phương trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tạo điều kiện cho các hội địa phương có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm công tác, tập huấn nghiệp vụ, học hỏi lẫn nhau về các biện pháp triển khai công tác bảo vệ người tiêu dùng để hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
2.2 Kiến nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp của tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ Quyết định Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh về tăng cường lãnh đạo và quản lý hoạt động Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyết định số 3041/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020 và Quyết định số 570/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư.
Phương hướng nhiệm vụ năm 2020
          Nhằm đẩy mạnh các mặt hoạt động, năm 2020 Kế hoạch của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng đa dạng hóa về hình thức. Tập trung các hoạt động tuyên truyền bảo vệ người tiêu dùng trong dịp ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/03/2020. Tăng cường triển khai các hoạt động như tổ chức các Hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các địa bàn cơ sở.
2. Chuẩn bị các nội dung liên quan như nhân sự, tài chính, báo cáo chính trị, báo cáo sửa, đổi bổ sung Điều lệ Hội để tiến tới Đại hội đaị biểu Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV nhiệm kỳ ( 2020-2025) vào tháng 8 năm 2020.
3. Tiếp tục đôn đốc các Hội huyện chuẩn bị và tổ chức Đại hội hết nhiệm kỳ theo quy định ( Hội BVQLNTD huyện M Drak, Hội BVQLNTD huyện Ea Ka Hội BVQLNTD huyện Lắk, Hội BVQLNTD huyện Cư Kuin).
4.  Hướng dẫn, tư vấn cho các địa bàn cơ sở, nhất là đối với các huyện chưa thành lập hội tiến độ thành lập các hội huyện và Chi hội xã theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 570/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư. Huwowqqngs dẫn thành lập Ban vận động thành lập Hội Bảo vệ QLNTD Thành phố Buôn Ma Thuột; QĐ 3041/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động bảo vệ QLNTD trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020.
5. Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kinh nghiệm công tác cho đội ngũ cán bộ hội cấp cơ sở.
 6. Tiếp tục công tác hỗ trợ phục vụ người tiêu dùng, tiếp nhận đơn thư và giải quyết các vụ khiếu nại của người tiêu dùng khi bị xâm hại. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
7. Phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thị trường, cảnh báo cho người tiêu dùng về các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
8. Thực hiện tốt các hoạt động gắn với nhiệm vụ nhà nước đã được UBND tỉnh giao về công tác Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tăng cường phối hợp cùng với các cơ quan chức năng trong kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa, dịch vụ./.
 

Tác giả: Phan Hữu Thành - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
JPY 160.50 162.12 169.87
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây