Triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2021 - 2025

Thứ sáu - 18/02/2022 04:32
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2022 Triển khai Quyết định số 1157/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025, nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng đến xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh.
Theo đó, kế hoạch đặt mục tiêu tiếp tục triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Đắk Lắk; Triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 7356/KH-UBND ngày 18/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
 
bvqlntd

Phấn đấu đến năm 2025, công tác phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt được các mục tiêu cụ thể: Hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố đều có các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; Bảo đảm hàng năm tối thiểu 1.000 lượt người tiêu dùng trên địa tỉnh được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tổ chức được ít nhất 10 khóa tập huấn, phổ biến kiến thức cho các cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời đảm bảo 90% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 80% vụ việc được tiếp nhận.

Để thực hiện mục tiêu trên, kế hoạch đề ra một số giải pháp như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tăng cường công tác đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; Xây dựng, nâng cấp, phát triển, hoàn thiện và kết nối các hệ thống tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn tỉnh; Xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ người tiêu dùng; Triển khai các chương trình khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quy tắc đạo đức ứng xử với người tiêu dùng, tiêu chí, chuẩn mực trong kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng.

UBND tỉnh giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm hoặc đột xuất tham mưu báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương kết quả thực hiện theo quy định.

Tác giả: Nguyễn Thị Dịu – Phòng QLTM

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây