Đắk Lắk: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

Thứ tư - 11/05/2022 03:46
Thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thực hiện quyền lợi người tiêu dùng, công bằng, minh bạch và đúng pháp luật nhằm thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, cá nhân, tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định.
Đắk Lắk: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh
Sau hơn 10 năm (2011-2021), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đạt được một số kết quả nổi bật, trong đó đặc biệt là việc hình thành hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương và một số thành tựu trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm khuyết tật, bảo hành và thực thi các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, có thể thấy trong thực tế vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập, một số khái niệm cơ bản của Luật đã bắt đầu lạc hậu không còn phù hợp với các hoạt động kinh doanh tiêu dùng hiện đại, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng vẫn khá mơ hồ, nhiều quy định chưa phù hợp, chồng chéo với các quy định khác của các pháp luật chuyên ngành khác; chưa nâng tầm được mô hình tổ chức cũng như phương thức vận hành của Hội cấp tỉnh, cấp huyện và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nhiều quy định chỉ phù hợp điều chỉnh các quan hệ kinh doanh - tiêu dùng truyền thống và thiếu những quy định pháp luật điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ các phương thức kinh doanh tiêu dùng mới.
Với nguyên nhân khách quan, trong những năm qua bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới, đặc biệt là các giao dịch trên môi trường số. Cùng dịch bệnh Covid 19 xuất hiện và bùng phát trên toàn cầu trong hơn 02 năm vừa qua đã làm thay đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh cũng như tạo ra nhiều hành vi tiêu dùng, xu hướng kinh doanh mới.
Với nguyên nhân chủ quan, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự đáp ứng, chưa thật sự đi vào đời sống xã hội, phần lớn người tiêu dùng còn thiếu kiến thức về Luật, nên nhận thức về quyền và nghĩa vụ người tiêu dùng còn hạn chế, cộng đồng doanh nghiệp chưa quan tâm tới công tác bảo vệ người tiêu dùng; người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e ngại khiếu nại khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, chưa thẳng thắn đấu tranh với những hành vi sai trái của các cơ sở, tổ chức kinh doanh vi phạm; các quy định về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh chưa hoàn thiện, chưa được hướng dẫn triển khai cụ thể.
Tại tỉnh Đắk Lắk, sau hơn 10 năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động nhưng tỉnh đã triển khai thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hàng năm Sở Công Thương thường xuyên phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; Thực hiện treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng 15/3 trên các tuyến phố chính và các địa điểm công cộng và các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở sản xuất. Phối hợp với cơ quan Báo Đắk Lắk, Đài Truyền hình Đắk Lắk, Báo Người tiêu dùng, tổ chức sản xuất nhiều chương trình truyền hình, bản tin, phóng sự, bài viết về ngày quyền của người tiêu dùng. Thông tin kịp thời đến người tiêu dùng những nội dung về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tham mưu tỉnh ban hành các Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kiện toàn hệ thống bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ tỉnh đến địa phương phù hợp với tinh thần các chủ trương của Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi toàn tỉnh nhằm nâng cao trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các ngành, địa phương và các tổ chức hội trong việc thực hiện sự phối hợp và hỗ trợ hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
4f2654e107d8c6869fc9

Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người tiêu dùng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa, nhất là các vấn đề về dược phẩm, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế. Kịp thời ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, mạng xã hội; vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán các loại động vật hoang dã, vận chuyển trái phép các chất ma túy…
Trong giai đoạn 2011-2022, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh đã tiếp nhận và xử lý 275 vụ khiếu nại về chất lượng hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng. Phối hợp với các Hội bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh Khánh hòa, Gia Lai, Kon Tum giải quyết thành công 04 vụ khiếu nại của người tiêu dùng với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ qua các vụ khiếu nại là 14,65 tỷ đồng, giá trị người tiêu dùng được hỗ trợ và bồi thường qua các vụ khiếu nại là 2,181 tỷ đồng. Các lực lượng chức năng trong tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, trong giai đoạn 2011 – 2020, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 1.536 vụ vi phạm, với tổng số tiền phạt hành chính gần 10 tỷ đồng. Những hành vi vi phạm chủ yếu rơi vào các trường hợp như hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, phương tiện đo hết hiệu lực kiểm định, hàng hóa kém chất lượng, không trưng bày bộ ca đong, bình đong để người tiêu dùng đối chứng…
Các Doanh nghiệp, Hợp tác xã hoặc Ban quản lý chợ đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực các chợ, góp phần thay đổi cách quản lý cũ, tạo điều kiện tốt hơn cho người kinh doanh buôn bán và người tiêu dùng. Đến nay, hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh đều đã ban hành nội quy chợ theo quy định nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị quản lý. Người tiêu dùng đến mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ được quyền mua hoặc không mua hàng hoá, dịch vụ; từ chối mọi sự ép buộc dưới bất cứ hình thức nào của người kinh doanh; kiểm tra nhãn hàng, giá cả, chất lượng hàng hóa, cân, đong, đo, đếm các loại hàng hóa định mua hoặc đã mua; yêu cầu người bán cấp hóa đơn hợp pháp và giấy bảo hành nếu thấy cần thiết, theo đó, có ít trường hợp người tiêu dùng phản ánh với Ban quản lý chợ về cân không đủ số lượng, đối với những trường hợp phản ánh, Ban quản lý đã tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng trong phạm vi chợ.
Đối với việc thực hiện các các quy định pháp luật về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung, Sở Công Thương đã xây dựng quy trình đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và cập nhật vào bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương Đắk Lắk. Đến thời điểm hiện nay Sở Công Thương đã chấp thuận hợp đồng mẫu cho 11 đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, truyền hình cáp và mua bán căn hộ chung cư. Trong đó (06 hợp đồng điện sinh hoạt, 02 hợp đồng nước sinh hoạt, 01 hợp đồng truyền hình cáp; 02 hợp đồng mua bán căn hộ chung cư)                                                                                                                                                                                                                             
Nhìn chung, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan, trong đó trọng tâm là quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Kể từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực cho đến nay, nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ quyền lợi của chính mình đã có sự thay đổi rõ rệt, phần nào cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thời gian qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Thông qua các đoàn kiểm tra liên ngành hàng năm, giảm thiểu được đáng kể tình trạng buôn bán sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý của đơn vị ngày càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được nâng cao. Người dân đã chủ động tìm hiểu quy định pháp luật và chủ động thực hiện các quyền của người tiêu dùng; doanh nghiệp đã có trách nhiệm hơn trong công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng. Mặc dù có nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, kinh phí và nguồn lực con người trong hoạt động, song được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự nhiệt tình tham gia hưởng ứng của đông đảo người tiêu dùng, các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã thu hút được sự chú ý, hưởng ứng và tham gia đông đảo của cộng đồng người tiêu dùng, mang lại hiệu quả cao. Các tổ chức Hội trên toàn tỉnh đã nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến với người tiêu dùng, được các tổ chức, các ngành các cấp đánh giá cao về hiệu quả hoạt động trong vai trò Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trở thành một chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng khi quyền và lợi ích bị xâm hại.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những điểm bất cập trong việc thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh như: một bộ phận người tiêu dùng chưa nhận biết đầy đủ được quyền lợi của mình khi đi mua sắm và quyền lợi chính đáng đó được pháp luật bảo vệ; người tiêu dùng chưa quan tâm đến việc lấy hóa đơn, chứng từ, kiểm tra, xem xét hàng hóa trước khi nhận hàng nên không có cơ sở để giải quyết khi sự cố xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng xảy ra. Trên thị trường tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn nhiều, nhiều mặt hàng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được sản xuất hoặc nhập khẩu gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, nhiều dịch vụ lừa đảo vẫn diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội vẫn tồn tại.
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, một số lĩnh vực còn chồng chéo chức năng, gây không ít khó khăn cho việc quản lý chất lượng sản phẩm và đặc biệt là tình trạng thiếu các công cụ, phương tiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa. Hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều hạn chế, dù Hội có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng một trong những trở ngại chính của hội là không có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động. Vấn đề này đã luôn được nhìn nhận từ nhiều năm trước nhưng đến thời điểm hiện tại, mặc dù các nội dung tại Luật và các văn bản hướng dẫn đã có nhiều quy định nhằm hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn chưa được sự đạt được như mong đợi. Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu nguồn lực để triển khai đồng bộ đến cấp xã. Vì vậy kết quả hoạt động của tổ chức Hội chưa thực sự đáp ứng với mong đợi của người tiêu dùng.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian tơi, cần phải thực tập trung hiện đồng bộ nhiều phải pháp:
Một là, tiếp tục kiện toàn hệ thống bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ tỉnh đến địa phương phù hợp với tinh thần Nghị Quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi toàn tỉnh; Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để phục vụ tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng, xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bốn là, đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua các hoạt động như đưa các chính sách, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Năm là, hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín, nói không với hàng hóa vi phạm đặc biệt là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, phân biệt được hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ; hãy yêu cầu bên bán hàng cung cấp hóa đơn chứng từ; yêu cầu cam kết thu hồi, bồi thường trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật; đối với loại hàng hóa có bảo hành yêu cầu bên bán hàng thực hiện đầy đủ quy định về bảo hành hàng hóa, như: điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành, địa điểm bào hành và thủ tục bảo hành.
Sáu là, sớm sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm bảo đảm tính hợp lý, thống nhất, phù hợp, tránh chống chéo trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Đặc biệt, trong thời đại thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, với các hình thức mua bán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới, trong khi đó một số quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa rõ ràng hoặc không còn phù hợp với bối cảnh thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trên mạng. Đề nghị các cơ quan xây dựng pháp luật sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi của các cơ quan chức năng, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát huy hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.

                               

Tác giả: Nguyễn Thị Dịu - Phòng Quản lý thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,099.42 16,262.04 16,783.75
CAD 18,096.99 18,279.79 18,866.22
CNY 3,433.36 3,468.04 3,579.84
EUR 26,449.58 26,716.75 27,899.85
GBP 30,768.34 31,079.13 32,076.18
HKD 3,160.05 3,191.97 3,294.37
JPY 159.03 160.63 168.31
SGD 18,200.78 18,384.62 18,974.42
USD 25,147.00 25,177.00 25,487.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây