Quy định tạm thời “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Thứ năm - 14/10/2021 04:03
Ngày 11 tháng 10 năm 2021, Chính phủ có Nghị quyết số 128/NQ-CP về việc ban hành Quy định tạm thời “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Theo Quy định này, tổ chức Y tế thế giới, các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể hoàn toàn kiểm soát trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng vi rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường.
Tuy nhiên việc bao phủ vắc xin, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh.

Đối với Việt Nam từ thực tiễn tình hình, đúc kết kinh nghiệm chống dịch; phân tích của các nhà khoa học, chuyên gia; ý kiến của các địa phương và Ban chỉ đạo quốc gia chống dịch COVID-19. Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng phòng, chống dịch sang“ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”
z2844199562061 c0b477745b5a0d0b699b73baa1d9668c
Tiêm vắc xin COVID-19
Với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021. Đảm bảo sự thống nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các bộ ngành đồng thời phát huy chủ động sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế -xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để trình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Bảo đảm mục tiêu kép, nhưng đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, nhưng không gây ách tắc cho lưu thông sản xuất; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc; trong phòng chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, các giải pháp phải thích ứng an toàn và linh hoạt.

Phân loại cấp độ dịch có 4 cấp: Cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã. Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch là tỷ lệ ca mắc mới ngoài cộng đồng, độ bao phủ vắc xin, khả năng thu dung điều trị các tuyến. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế để đánh giá và xác định cấp độ dịch. Biện pháp y tế áp dụng theo cấp độ dịch bao gồm cách ly y tế, xét nghiệm, thu dung điều trị, tiêm chủng ở tất cả các cấp độ đối với tổ chức, cơ quan doanh nghiệp và cá nhân.
z2844201785268 eee68c5f50035c69d4f73c5ebcf8f5a7
Hội thảo phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19
Quy định này thống nhất trong toàn quốc. Tạm thời không áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ và các Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành hướng dẫn mới hoặc cập nhật sửa đổi hướng dẫn đã ban hành và tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện đảm bảo phương châm “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề đột xuất, phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch cho các địa phương.

Ngành Công Thương đảm bảo hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội. Phối hợp với các cơ quan đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án công nghiệp quan trọng, hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây