Xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025

Thứ hai - 27/09/2021 05:04
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Vùng Tây nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.125 km2, được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn đất đỏ bazan màu mở với hơn 300 ngàn ha cùng điều kiện khí hậu ôn hòa khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, điều, tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày bông vải, sắn, ngô, đậu tương, đậu đỗ các loại…là những hàng hóa nông sản có tiềm năng xuất khẩu của địa phương
Cà phê Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đã nổi tiếng trong và ngoài nước về các lợi thế, điều kiện đặc thù tự nhiên, điều kiện sinh thái và kỷ năng của con người trên vùng đất này  làm cho sản phẩm cà phê trong vùng có chất lượng cà phê tốt hơn nhiều vùng sản xuất cà phê  Robusta khác trong và ngoài nước. Từ đó chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta đã được nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ, trở thành tài sản Quốc gia từ tháng 10 năm 2005. Được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê Việt Nam” ĐăkLăk hiện có hơn 200.000 ha cà phê, với sản lượng đạt trên 550.000 tấn cà phê nhân/năm; Cà phê Buôn Ma Thuột nằm trong top 10 quà tặng đặc sản Việt nam và tóp 15 sản phẩm nông sản được thế giới ưa thích do tổ chức Kỷ lục gia Việt nam (VietKings) công bố.
z2796742151593 1a8ce9dea23e7e8f71ed5fbe837ebc3d
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk
Cao su cũng là cây công nghiệp chủ lực, kinh tế mũi nhọn của ĐăkLăk, góp phần đáng kể trong việc phát triển nền kinh tế, ổn định và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu diện tích cao su hiện có tại ĐăkLăk là trên 34.000 ha, với sản lượng mỗi năm đạt trên 37.000 tấn, thị trường xuất khẩu trên 24 nước, chủ yếu là  Đức, Hà Lan, Malaixia, Mỹ, Trung Quốc. Hồ tiêu cũng nằm trong nhóm sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh ĐăkLăk; hiện có trên  37.000 ha hồ tiêu; sản lượng đạt gần 78.000 tấn/năm, thị trường xuất khẩu trên 20 nước, chủ yếu là các nước: Ai Cập, Ấn Độ, Hà Lan, Indonesia, Singapore, Thái Lan, hầu hết là xuất khẩu sản phẩm thô. Hạt điều diện tích hơn 26.000 ha sản lượng đạt trên 28.000 tấn, hạt điều xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc (50%), Mỹ (30%), Còn lại qua các thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Singapor (20%).
z2796746564675 69d65a99537c232b856365f3a2065e5c
Hồ tiêu chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu
Đắk Lắk có nhiều lợi thế cho phát triển ngành ong mật, với gần 600.000 ha rừng tự nhiên, nhiều loại cây công nghiệp, có bạt ngàn hoa rừng, cà phê, cao su…là nguồn thức ăn dồi dào cho 220.000 đàn ong mật, sản lượng hàng năm trên 15.000 tấn sản phẩm ong mật, ngoài ra còn sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như mật ong sửa chúa, nghệ viên mật ong, rượu ong…được người tiêu dung trong và ngoài nước ưa chuộng. Sản lượng sắn của tỉnh trên 720.000 tấn, của 35.000ha, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các dự án của ngành công nghiệp chế biến tinh bột, thức ăn gia súc, cồn sinh học, xuất khẩu gần 110.000 tấn tinh bột sắn; việc đưa cây sắn vào trồng đã tận dụng được nhiều diện tích đất không trồng được các loại cây trồng khác do đất bạc màu và thiếu nước; ngoài ra hàng nông sản xuất khẩu còn có ca cao, ngô, trái cây…

Hàng hóa nông sản của Đắk Lắk xuất khẩu hơn 68 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nhất là đã thâm nhập được vào các thị trường lớn với yêu cầu chất lượng hàng hóa và vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt như: thị trường Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp… Hiện nay Đắk Lắk có hơn 90 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó có 21 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên, có 03 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 2016-2020 xuất khẩu 2.898 triệu USD đạt 76,8% so với kế hoạch đề ra (3.765 triệu USD), tăng trưởng bình quân 5%/năm; nhập khẩu 471 triệu USD đạt 636,5% so với kế hoạch đề ra (74 triệu USD) tăng bình quân 108,9%/năm

Xuất khẩu nông sản của Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu nổi bật, một số mặt hàng nông sản đạt kim ngạch cao như cà phê, hồ tiêu, tinh bột sắn, cao su, hạt điều…. Tuy nhiên giá xuất khẩu của các mặt hàng nông sản không ổn định, nhiều nông sản “mũi nhọn” xuất khẩu bị rớt giá, do khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, bị ép giá, thường là thấp;  hàng xuất khẩu nông sản chủ yếu là hàng sơ chế hoặc phải xuất qua nước trung gian, chính vì vậy mà giảm giá trị; nhiều mặt hàng còn phụ thuộc khá lớn vào một thị trường như cao su, tinh bột sắn, trái cây… phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc; Khả năng cạnh tranh của sản phẩm yếu, xuất khẩu của tỉnh ta thời gian qua chủ yếu dịch chuyển theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu. Mặt khác, nó còn chịu ảnh hưởng lớn của tự nhiên và biến động giá cả trên thị trường thế giới, nên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chưa bền vững.

Mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Đắk Lắk là 3.520 triệu USD, bình quân đạt 704 triệu USD/năm, duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10%/năm; nhập khẩu là 500 triệu USD
z2796751690963 229fdc4a7d19e71c9e67ae32e0be5d55
Mật ong Đắk Lắk có sản lượng lớn
Trong xu hướng Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và trên thế giới; cùng với việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, các Hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương được ký kết, doanh nghiệp ta đang tận dụng những cơ hội đem lại để phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên 2 năm qua (2020-2021) đại dịch COVID19 diễn biến phức tạp khó lường, tăng nhanh, lan rộng đến nhiều nước trên thế giới; trong nước dịch COVID19 cũng tác đông lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Các hoạt động sản xuất chế biến, lưu thông tiêu thụ, kinh doanh xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. Trong bối cảnh như trên, để cho hoạt động xuất nhập khẩu của địa phương bền vững, đạt giá trị gia tăng cao, trước mắt tập trung thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương là : Chủ động thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ổn định sản xuất lưu thông trong bối cảnh dịch covid 19 còn diễn biến phức tạp, không để xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng; quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, chủ động tháo gỡ khó khăn và cắt giảm chi phí cho doang nghiệp; giữ vững và mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại, tăng cường chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ.

Tỉnh Đắk Lắk, sở Công Thương cùng các ngành chức năng cung cấp thông tin kịp thời về thị trường giá cả, nhu cầu, các quy định, các tiêu chuẩn kỹ thuật, rào cản kỹ thuật, các quy định về mẫu mã, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm... để tăng tính cạnh tranh và giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn. Hỗ trợ thông tin về diễn biến thị trường, khả năng cân đối cung - cầu các mặt hàng trên thế giới, định hướng thị trường, định hướng sản xuất; giúp tiêu thụ  nông sản tốt hơn; Để tránh tình trạng nông sản “được mùa mất giá” thì việc tăng cường tuyên truyền, cần phải xác định diện tích canh tác cho từng chủng loại mặt hàng, cần có những khuyến cáo, cảnh báo kịp thời cho từng vùng, từng địa phương khi diện tích canh tác có xu hướng vượt ngưỡng; đẩy mạnh mối liên kết giữa bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo) là yêu cầu cấp bách. Thực hiện tốt liên kết giữa 4 nhà không chỉ tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành tư duy làm ăn mới mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững; Trong điều kiện mở cửa hội nhập với thị trường thế giới, khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì những hoạt động chương trình xúc tiến thương mại của địa phương đã tác động tích cực vào việc quảng bá sản phẩm nông sản, ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu
z2796755865880 a0f4bcfddf675e27a5839288ccea06c3
Sầu riêng Đắk Lắk cung ứng xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc
Xây dựng thương hiệu hàng nông sản ĐăkLăk, giữ vững  thương hiệu sau khi đã xây dựng góp phần tăng giá bán nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Kêu gọi các nhà đầu tư tập trung vào đầu tư chế biến tinh, chế biến sâu các mặt hàng nông sản của địa phương nhằm nâng cao giá trị gia tăng đồng thời tăng cường thực hiện chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa
z2796762772429 476051b6a26dea50cd578ed8b466caff
Cà phê Đắk Lắk
Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp nêu trên, với sự hợp tác, nỗ lực từ nhiều phía là cơ sở quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản tỉnh ĐăkLăk góp phần xây dựng nền nông nghiệp sớm đi lên sản xuất hàng hóa lớn và có thương hiệu quốc gia mạnh trên thị trường nông sản thế giới. Có như thế mới thực hiện được mục tiêu xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản của địa phương  giai đoạn 2021-2025.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây