Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ sáu - 07/07/2023 00:04
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu khi có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang liên minh Châu Âu sẽ truy cập trang web được điều hành bởi Ủy ban Châu Âu https://trade.ec.europa.eu/access-to-markets/en/content/welcome-access2markets-market-access-database-users, thông qua trang web này, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu các thông tin về: biểu thuế, các thủ tục, bảng biểu, thống kê, các rào càn thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy tắc dán nhãn cho từng sản phẩm, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp về sức khỏe cây trồng và vật nuôi, quy tắc xuất xứ cũng như các dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hệ thống Trade Helpdesk được các doanh nghiệp của các nước thứ ba có nhu cầu xuất khẩu đi sang thị trường Châu Âu truy cập, qua đó, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu về các thông tin cụ thể sau:
Các văn bản, giấy tờ cần chuẩn bị để có thể tiếp cận được thị trường Châu Âu (các giấy tờ hải quan, giấy phép nhập khẩu, các loại giấy tờ về bảo hiểm hàng hóa….), đây là các yêu cầu nhập khẩu chung.
Các quy định hiện có của các nước trong liên minh Châu Âu, trừ Vương Quốc Anh đối với sức khỏe của con người, sự an toàn của người tiêu dùng, đóng gói bao bì, quy định về quảng cáo, marketing sản phẩm, dãn nhãn áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu, đây là các quy định đặc thù đối với việc nhập khẩu. Các quy định về biểu thuế, nghĩa vụ đối với hàng nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan ưu đãi và không ưu đãi áp dụng cho từng loại sản phẩm. Các thỏa thuận ưu đãi đã ký kết giữa các quốc gia Châu Âu và một số các nước và làm thế nào để có thể đề nghị giảm mức thuế suất bằng cách tuân thủ các quy tắc xuất xứ của một mặt hàng. Mức thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng tại từng quốc gia liên minh Châu Âu. Số liệu thống kê về lưu lượng thương mại giữa các nước thứ ba và các quốc gia của liên minh Châu Âu.
Ngoài Trade Helpdesk,  các doanh nghiệp của Châu Âu có thể tìm sự hỗ trợ của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, https://eurochamvn.org/vi/home-page/ để tìm kiếm các thông tin về: hệ thống pháp lý, quy định về thuế, thông tin về các doanh nghiệp của Việt Nam, các quy định về hàng hóa…
Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam Châu Âu có 3 điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, hai nền kinh tế có tính chất tương hỗ mạnh mẽ, không cạnh tranh nhau về mặt hàng xuất và nhập khẩu, Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu các mặt hàng nông sản và các sản phẩm của ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực cao, trong khi đó, Châu Âu, là đối tác có sự uy tín và cạnh tranh lớn về mặt tài chính, công nghệ cao và quản lý hàng đầu đối với Việt Nam. Khả năng cung cấp công nghệ cao và các máy móc tối tân hiện đại cũng như các thiết bị đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam trong hoạt động sản xuất.
Thứ hai, Châu Âu và Việt Nam có mối quan hệ chính trị vững chắc và mức độ cam kết mạnh mẽ của các lãnh đạo Châu Âu đối và Việt Nam được xem như là một yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hai chiều. Nhiều năm nay, Châu Âu đã dành cho Việt Nam một số quy chế đặc thù đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Việt Nam khi nhập khẩu vào liên minh Châu Âu, đơn cử có Quy chế GSP – Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập, hiện đang được hưởng song song cùng với EVFTA.
Mẫu C/O nhập khẩu vào Châu ÂuMẫu C/O vào thị trường Châu Âu
Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế năng động và tự chủ, trước năm 1977, việc xuất khẩu thủy hải sản vào Châu Âu là điều không tưởng, tuy nhiên, thành công của Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản vào Châu Âu và chiếm thị phần lớn so với các quốc gia khác cũng như việc đáp ứng tốt các quy chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi vào Châu Âu đã giúp mở ra cơ hội với các thị trường khó tính khác như Nhật và Mỹ.
EVFTA là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Các thành viên là: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc (Cộng hòa Séc), Đan Mạch, Hungary, Estonia, Hy Lạp, Đức, Pháp,Ireland, Phần Lan, Ý, Latvia, Lithuania,Bồ Đào Nha, Malta, Hà Lan, Luxembourg, Ba Lan,Slovakia, Romania , Tây Ban Nha, Slovenia, Thụy Điển.
Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả Việt Nam và EU trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng sâu rộng và thực chất nhất. Bên cạnh các điểm thuận lợi mang lại, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục khắc phục các thách thức như: yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về nhãn mác,nâng cao chất lượng sản phẩm và liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm cũng như các quy định và thể chế pháp lý phức tạp

 


 

Tác giả: Tin: Mỹ Hạnh - QLTM Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây