Chuyên đề giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thứ sáu - 07/07/2023 00:05
Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng; Có hệ thống giao thông thuận tiện trong việc giao thương lưu chuyển hàng hóa với các tỉnh trong khu vực và các tỉnh Nam Trung Bộ, đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới các loại hình thương mại quy mô lớn và hiện đại.
Chuyên đề giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Với lợi thế tài nguyên đất đai cùng với điều kiện tự nhiên khí hậu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, tạo ra nhiều sản phần nông sản cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị, đặc trưng, đặc sản như cà phê, ca cao, maca, hồ tiêu... và xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, châu Âu..., góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt thời gian qua, mặt hàng sâu riêng đã được nhập khẩu chính ngạch qua Trung Quốc, đây là bước quan trọng đề quả sầu riêng có đầu ra bền vững hơn tại thị trường Trung Quốc.
Việc tiêu thụ sản phẩm nông sản có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị chuỗi nông sản. Thời gian qua, Sở Công Thương đã tham mưu cho tỉnh làm tốt công tác xúc tiến thương mại nhằm đầy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản, thường xuyên tổ chức các chương trình hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá nông sản... .nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã bao bì sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị hàng hóa.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc tiêu thụ nông sản vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần có giải pháp khắc phục như việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm nông sản, việc hỗ trợ người sản xuất ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiền trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản, việc đầy mạnh ứng dụng thương mại điện tử cho tiêu thụ nông sản. Từ tình hình trên đặt ra vấn đề cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để hỗ trợ việc tiêu thụ sản phầm nông sản một cách thiết thực hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Thứ nhất là tăng cường và đổi mới phương thức cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ nông sản:
Nghiên cứu tổng hợp các thông tin liên quan thị trường tiêu thụ từng loại nông sản qua các kênh thông tin chính thống như Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, trao đổi thông tin với các Sở Công Thương trong cả nước...thông tin một cách kịp thời, thiết thực, hiệu quả để các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp nhu cầu thị trường.
Phát huy vai trò của phòng Kinh tế hạ tầng cấp huyện, thị xã, thành phố và các đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ... trong việc vận động người sản xuất thực hiện đúng các quy trình sản xuất bền vững. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huần, trao đổi để nâng cao trình độ chuyên môn sản xuất, năng lực dự báo, tiếp nhận thông tin thị trường.
Thứ 2 là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản:
Tổ chức các hội nghị kết nối, giao thương trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử với các tỉnh, thành phố để kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước cũng như nước ngoài, đặc biệt là những nông sản có vùng hàng hóa lớn tập trung. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hội chợ, tuần lễ để quảng bá, kết nối cung cầu và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các hoạt động kết nối đưa nông sản của tỉnh vào các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích...), các bếp ăn tập thể (trường học, nhà hàng...) các hội thảo, diễn đàn kết nối, tiêu thụ quảng bá các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh, đặc thù (sản phẩm OCOP, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm chủ lực).
Thứ 3 là thường xuyên theo dõi tình hình tiêu thụ nông sản, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong sản xuât và tiêu thụ nông sản:
Làm việc với phòng Kinh tế & hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố theo đõi sát tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản tại địa phương, qua đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nông dân.
Làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu và tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của tỉnh nhằm nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu của đơn vị, các khó khăn vướng. mắc cần đề xuất tháo gỡ trong thời gian tới, phối hợp thống kê số liệu xuất nhập khẩu các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh.Thường xuyên cập nhật các thông tin, tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các quy định, hiệp định mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động công tác xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thứ 4 là đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử bên cạnh thương mại truyền thống:
Phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử triển khai hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể trên địa bản tỉnh tạo lập gian hàng trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam nhằm phát triển thêm kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử, kết nối bán hàng trực tuyến với các kênh bán hàng trong và ngoài nước. Khuyến khích đa dạng các hình thức thương mại truyền thống, xây dựng và nhân rộng phát triển mô hình chợ văn minh, ATTP trên địa bàn tỉnh.
Thứ 5 là tăng cường đầu tư bảo quản sau thu hoạch và chế biến sâu các sản phẩm nông sản:
Tư vấn, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân kịp thời đổi mới phương pháp chế biến, bảo quản sau thụ hoạch để giữ được sản phẩm ngon, và lâu hơn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến trên địa bàn, thu hút các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản tại các khu cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu nhằm bảo đảm chất lượng, nâng cao được giá trị nông sản, chủ động được nguồn hàng. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong tổ chức liên kết vùng nguyên liệu, đảm bảo ồn định về số lượng, chất lượng đầu vào cho các doanh nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản.
Thứ 6 là phát triển kết cầu hạ tầng thương mại:
Thu hút đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ logistics gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước để phục vụ liên kết vùng, kết nối vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa và bảo quản, tiêu thụ nông sản.
Thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và hệ thống bán buôn, bán lẻ, cửa hàng tiện ích, bách hóa tổng hợp theo hướng hiện đại tại trung tâm các huyện, thành phố, khu vực đông dân cư. Đồng thời, lồng ghép các nguồn lực từ việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, đề án đề xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các chợ tại vùng nông thôn, miền núi phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản và giống vật tư nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Đầu tư phát triển hệ thống các điểm và trung tâm giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP ở những khu vực, địa điểm phù hợp để tạo dựng thêm các kênh quảng bá, giới thiệu sản phâm nông sản, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền và các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Thứ 7 là nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông sản:
Cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cắt giảm các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận với doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các chi phí không chính thức. Đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt.
Rà soát các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách đề đề xuất điều chỉnh phù hợp, sát với thực tiễn nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đăng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định, tránh chồng chéo, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phối hợp với Quản lý thị trường trong việc tăng cường kiểm tra kiểm soát lưu thông hàng hóa, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm nhãn hiệu, giải quyết thỏa đáng các khiếu nại đối với các vụ việc vi phạm cạnh tranh, góp phần lành mạnh thị trường tiêu thụ.
Đảng ủy Sở Công thương quán triệt Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc và quyết tâm triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để triển khai thực hiện.

Tác giả: Tin: Lê Hàng Ngọc Bích (TTKC)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây