Đắk Lắk: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản chủ lực

Thứ hai - 10/07/2023 05:01
Tỉnh Đắk Lắk, với lợi thế tài nguyên đất đai cùng với điều kiện tự nhiên khí hậu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là phù hợp với nhiều cây công nghiệp dài ngày, tạo ra nhiều sản phẩn nông sản giá trị kinh tế cao cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cà phê, mặt hàng xuất khầu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk
Cà phê, mặt hàng xuất khầu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk
Một số mặt hàng nông sản chủ lực của Đắk Lắk đạt sản lượng bình quân hàng năm như: Cà phê đạt trên 557.000 tấn, hồ tiêu 78.000 tấn, cao su trên 37.000 tấn, ong mật trên 15.000 tấn, sắn 720.000 tấn, ca cao hơn 2000 tấn. Đặc biệt cây ăn quả diện tích 36.450 ha, rất đa dạng, trong đó tập trung một số cây ăn quả như: sầu riêng là cây ăn quả chủ lực được trồng thuần và trồng xen, sản lượng trên 180.000 tấn, dự kiến đến năm 2025 đạt trên 300.000 tấn; quả bơ trên 80.000 tấn; chuối trên 50.000 tấn; hạt điều 35.000 tấn; mít 26.889 tấn; chanh dây 14.743 tấn; dứa 7.808 tấn; xoài 7.738 tấn; trái cây có múi 4.146 tấn; mắc ca  816 tấn; cây ăn quả nhãn, vải, chôm chôm, thanh long… Hiện nay đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch của bơ, sầu riêng  và một số cây ăn quả khác.
Hinh 3
Sầu riêng Đắk Lắk có sản lượng nằm trong top đầu của Việt Nam

Thời gian qua, nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19, cuộc chiến giữa Nga và Ukraina dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới, đứt gãy các chuỗi cung ứng, giá cả vật tư nguyên liệu đầu vào tăng, kèm theo đó là thiên tai, biến đổi khí hậu  làm cho việc tiêu thụ nông sản gặp phải không ít khó khăn và thách thức, nhất là đang vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch rộ của nhiều loại nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mặt khác sản phẩm hàng hóa nông sản của chúng ta sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, chưa tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh không đồng đều; sản phẩm chế biến sâu gắn với thị trường tiêu thụ còn nhiều bất cập; sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhà máy chế biến lớn chưa nhiều, mới dừng ở một số sản phẩm, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
Hàng nông sản chúng ta phần lớn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, một thị trường đầy tiềm năng nhưng không còn “dễ tính”;  xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn nhiều khó khăn, việc xuất khẩu còn bấp bênh,  ngày 12/4/2021 Trung Quốc ban hành Lệnh 248, và Lệnh 249 Quy định quản lý doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc và quản lý an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc, hiệu lực ngày 1/1/2022; đưa ra quy định về truy xuất nguồn gốc đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam, siết chặt quản lý về an toàn thực phẩm, hàng rào kiểm dịch, quy chuẩn ngày càng khắt khe về hàng hóa nhập khẩu
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra rầm rộ, xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, cuộc chiến giữa Nga và Ukraina tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường, kinh tế thế giới đối mặt với đa khủng hoảng thì hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ nông sản phải tận dụng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số để phục vụ sản xuất, phương thức kinh doanh truyền thống được duy trì và kèm theo đó là phát triển thương mại điện tử. Để sản phẩm nông nghiệp Đắk Lắk hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững cần có sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế cùng với nông dân và sự vào cuộc quyết liệt của địa phương, cơ quan trung ương, sự quan tâm của các nhà phân phối, nhà nhập khẩu nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh nhà.
Với mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, phát triển thị trường nông sản, tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ổn định sản xuất lưu thông; quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng và đa dạng hóa thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại, tăng cường chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ..., góp phần phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp.
 Nắm bắt tình hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm nông sản, tập trung cho các sản phẩm nông sản có số lượng lớn. Trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng; để nông sản của tỉnh xuất khẩu, tiêu thụ một cách bền vững, Đắk Lắk đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tổ chức sản xuất theo hướng tập trung để đảm bảo nguồn hàng nông sản có chất lượng, giá trị gia tăng cao, nâng cao công tác quản lý từ khâu sản xuất đến chế biến, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hinh 2
Quả bơ Đắk Lắk nổi tiếng về chất lượng

Ngành Công Thương Đắk Lắk triển khai hàng loạt các giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ nông sản; cùng với các Sở Công Thương các địa phương, Sở Nông nghiệp, các Hiệp hội đẩy mạnh công tác thu thập, cập nhật thông tin về sản xuất, tiêu thụ các loại nông sản chủ lực tại địa phương mình làm cơ sở khuyến cáo cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng nông sản kịp thời điều chỉnh nguồn cung hàng hóa nông sản hiệu quả. Theo dõi sát tình hình biên mậu, cập nhật thông tin thị trường trong và ngoài nước đối với nông sản để tìm kiếm thị trường có tiềm năng xuất khẩu thông qua giao ban xúc tiến thương mại với  tham tán thương mại các nước hàng tháng.
Cung cấp thông tin cho các địa phương, các doanh nghiệp nghiên cứu, phối hợp tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm hợp lý, định hướng điều chỉnh quy hoạch các ngành hàng chiến lược, đáp ứng tín hiệu của thị trường, phổ biến các rào cản, biện pháp phi thuế quan bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của tỉnh ta. Kịp thời thông tin về thay đổi trong chính sách quản lý nhập khẩu, những điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật và các rủi ro của thị trường, đặc biệt, xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc. Thường xuyên cung cấp thông tin thị trường nông sản trong nước và trên thế giới thông qua hệ thống phân phối trong nước và kênh tham tán thương mại ở các nước.
 Xúc tiến thương mại địa phương phải chủ động kết nối giao thương, hỗ trợ tham gia các hội chợ tiển lãm tìm kiếm đầu ra cho các mặt hàng nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sản, làm việc với một số doanh nghiệp lớn đa quốc gia trong nước, trong tỉnh để định hướng thị trường tiêu thụ; duy trì và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh lệ thuộc vào một hoặc một số thị trường xuất khẩu; tận dụng khai thác ưu thế của các thị trường có Hiệp định thương mại tự do.
 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại thị trường truyền thống trong nước và nước ngoài, xác định phát triển thị trường trong nước đồng hành với phát triển thị trường nước ngoài; kết nối tiêu thụ qua hệ thống phân phối trong và ngoài nước, phối hợp với các Sở Công Thương các địa phương trong nước tổ chức các Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến xúc tiến tiêu thụ nông sản; kết nối giao thương theo vùng, khu vực theo mùa vụ của sản phẩm nông sản có số lượng lớn của tỉnh Đắk Lắk vào các hệ thống phân phối lớn cũng như các nhà thu mua nông sản làm đầu vào để chế biến xuất khẩu.
Hinh 5
Đưa sản phẩm nông sản và sản phẩm chế biến
từ nông sản lên sàn thương mại điện tử

Cùng với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương  hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, đẩy mạnh phân phối sản phẩm nông sản của Đắk Lắk qua “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia”, trên các sàn thương mại điện tử; chọn lựa một số sản phẩm chủ lực của địa phương tham gia vào các sàn thương mại điện tử, đưa sản phẩm nông sản hướng tới một kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững trên nền tảng số, kết nối bán hàng trực tuyến với các kênh bán hàng trong và ngoài nước.
 Hướng dẫn các doanh ngiệp về hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ nông sản trên môi trường số; liên hệ các sàn giao dịch thương mại điện tử ưu tiên hiển thị các mặt hàng nông sản địa phương vào vụ thu hoạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người bán nông sản tham gia sàn, đào tạo kỹ năng và vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến.
Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển và quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, phát triển sản phẩm; đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ, ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phân khúc thị trường, phân khúc chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hàm lượng chế biến hàng xuất khẩu; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xúc tiến thương mại, tổ chức đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước và tiêu thụ các loại nông sản có lợi thế xuất khẩu tại các thị trường trên thế giới.                                            
 
 

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,148.18 16,311.29 16,834.62
CAD 18,018.42 18,200.42 18,784.35
CNY 3,430.65 3,465.30 3,577.02
EUR 26,482.03 26,749.52 27,934.14
GBP 30,979.30 31,292.23 32,296.19
HKD 3,161.16 3,193.09 3,295.54
JPY 157.89 159.49 167.11
SGD 18,186.80 18,370.51 18,959.90
USD 25,114.00 25,144.00 25,454.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây