Diễn đàn Đổi mới sánh tạo khu vực Tây Nguyên là một sáng kiến của Chương trình Đổi mới sáng tạo Australia-Việt Nam (chương trình Aus4Innoration) của Chính phủ Úc thông qua đối tác địa phương là Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CDC). Aus4Innoration đang triển khai thiết lập một Diễn đàn cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, chính phủ, nông dân, hiệp hội địa phương nhằm tập hợp và tìm kiếm giải pháp cho các thách thức và cơ hội đối với các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm khu vực Tây Nguyên, theo đo, Ban điều phối Diễn đàn Đổi mới sáng tạo khu vực Tây Nguyên nhận thấy cây Bơ là một trong những ngành hàng có nhiều tiềm năng và do đó cần được chú trọng đầu tư và phát triển.
Với sự tham gia của đại diện doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý, và các tác nhân trong chuỗi giá trị bơ, mục tiêu của Hội thảo nhằm thảo luận chuyên sâu về những khó khăn, thách thức mà ngành bơ tại khu vực Tây Nguyên đang phải đối mặt cũng như những cơ hội phía trước, xác định nhu cầu công nghệ, đổi mới sáng tạo trong ngành bơ cũng như xác định các vấn đề cần ưu tiên giải quyết và khả năng hợp tác giữa các bên có liên quan.
Hội thảo Giải pháp nào cho phát triển cây bơ ở Tây Nguyên có sự tham gia của Bà Michaela Cosijin - Cố vấn Chương trình Aus4innovation, Lãnh đạo sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Nông, đại diện lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của ba tỉnh Tây Nguyên, gồm: Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông và có sự tham gia của lãnh đạo Viện Wasi - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk, Viện Cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng trái bơ...
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày về thực trạng, định hướng phát triển cây bơ trên địa bàn khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên như diện tích, sản lượng, giống, thời vụ, kỹ thuật trồng và chăm sóc, quá trình thu hái, hiệu quả kinh tế, tiêu thụ, sơ chế, bảo quản, công nghệ sau thu hái...cũng như các thuận lợi và khó khăn của ngành bơ của 5 tỉnh Tây Nguyên, cũng như các thông tin về thị trường, mong muốn và giải pháp đề xuất nhằm phát triển thị trường trái bơ trong và ngoài nước từ quan điểm của các doanh nghiệp của 5 tỉnh Tây Nguyên...
Cụ thể, các thuận lợi có thể kể đến đối với việc trồng trọt quả bơ được đại biểu tại Hội thảo đề cập như điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, các chính sách phát triển hiện có, thị trường xuất khẩu, nội địa cũng có các chiều hướng gia tăng với mức giá cả tương đối thuận lợi và ổn định cho người trồng và xuất khẩu nông sản nói chung và quả bơ nói riêng.
Bên cạnh đó, các khó khăn phải kể đến: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, khó khăn cho công tác đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quản lý chất lượng, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, ngoài ra, còn phải kể đến vấn đề giá cả thị trường nông sản tiềm ẩn nhiều rủi ro như được mùa mất giá, được giá mất mùa...tình hình khó khăn trong hoạt động tiếp cận nguồn vốn vay, cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất, đặc biệt là các vùng sản xuất tập trung chưa được đầu tư đúng mức nên chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất....
Hiện tại, các giải pháp để ngành bơ phát triển được thảo luận tại Hội thảo tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch vùng trồng và cơ sở đóng gói, liên kết sản xuất, tiêu thụ, các giải pháp khoa học công nghệ, quy trình bảo quản sau thu hoạch, các kỹ thuật giúp sơ chế, bảo quản trái bơ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu...
Tại Hội thảo về bơ, ông Nguyễn Mạnh Hiếu - Trưởng bộ môn công nghệ bảo quản thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch - Chuyên gia quốc gia về Đổi mới công nghệ sau thu hoạch - Tổ phát triển Công nghệ Liên Hợp quốc Unido cho biết, công nghệ bảo quản bằng chế phẩm tạo màng phủ là kỹ thuật bảo quản rau tươi dựa trên nguyên tắc là tạo ra một loại chế phẩm dạng lỏng dễ bay hơi, khi phun lên bề mặt rau quả sẽ tạo ra một lớp màng mỏng nhằm hạn chế sự hô hấp và bay hơi nước, mặt khác ức chế sự phát triển của vi sinh vật để kéo dài thời gian bảo quản, công nghệ này được sử dụng nhiều nơi trên thế giới và sản phẩm áp dụng công nghệ đã được chấp thuận sử dụng tại nhiều nước.
Ngoài ra, ứng dụng chuỗi cung ứng lạnh để bảo quản cho hoạt động xuất khẩu, nâng cao hiệu quả ứng dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến giảm tổn thất sau thu hoạch...Các kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bảo quản bơ sau thu hoạch đã được thực hiện tại Đắk Nông cho thấy, quả bơ booth được bảo quản theo quy trình hoàn thiện có thể bảo quản trong kho mát nhiệt độ 8oC trong thời gian 38 ngày, kỹ năng thương mại…Tuy nhiên, doanh nghiệp làm bơ cần xây dựng kinh nghiệm trong nghiên cứu, nắm bắt và phát triển nhu cầu, thị hiếu của từng thị trườsau khi ra khỏi kho lạnh, quả có thời gian chín trong 4,4 ngày, chất lượng cảm quan và dinh dưỡng tốt với tổng điểm chất lượng cảm quan đạt 21.1 điểm...Đây là những tín hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu bơ trong thời gian tới khi giải quyết được vấn đề chất lượng quả bơ cho hoạt động xuất khẩu.
Theo Ông Hùng - Hợp tác xã Bơ Đại Hùng tại Đắk Lắk, Bơ đã, đang và vẫn sẽ là sản phẩm thực phẩm tươi sống, có thể cung cấp cho các nhà máy dùng làm nguyên liệu trong mỹ phẩm, được tiêu thụ hàng ngày và thường xuyên, theo mùa, về mặt vĩ mô, các tỉnh có trái bơ với sản lượng cao cần xem xét, nghiên cứu quy hoạch phân bổ các vùng trồng các giống cây phù hợp và nâng cao tay nghề sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm chất lượng và ổn định cho người tiêu dùng. Ông Hùng cho rằng, tất cả các điều kiện dành cho việc xuất khẩu trái bơ hiện tại đang rất có sẵn, chỉ là doanh nghiệp sống về nghề bơ chưa có đơn vị nào đủ lớn mạnh và phát triển về nguồn lực, ng, thậm chí xây dựng được xu hướng tiêu dùng mới cả trong nước lẫn thị trường quốc tế. Bên cạnh đó là sự đồng hành của các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương, cần nhiều sự quan hơn nữa để quả bơ có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu đi thị trường quốc tế trong tương lai.
Tiến sỹ Hoàng Mạnh Cường cho biết, các tỉnh khu vực Tây Nguyên hiện nay có rất nhiều giống bơ có triển vọng cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng thích ứng rộng rãi với điều kiện sinh thái của khu vực tỉnh Đắk Nông và các tỉnh Tây Nguyên, Ông Cường kiến nghị rằng, việc phát triển các giống bơ phục vụ mục tiêu xuất khẩu cần có sự quy hoạch chặt chẽ của Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, cần xây dựng được chỉ dẫn địa lý, truy xuất hàng hóa cây bơ cho từng tỉnh và đặc biệt cần xây dựng được thương hiệu, logo riêng cho bơ Tây Nguyên. Ngoài ra, điều quan trọng phải tập trung phát triển được các giống bơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo 2 hình thức chuyên canh trồng thuần và trồng xen với các loại cây trồng khác như cà phê, tiêu, ca cao và chè...trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu chọn tạo những giống bơ mới và quy trình kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn Vietgap và Global Gap...
Đại diện cố vấn Chương trình Aus4innovation cho rằng, hội thảo là cơ hội để các tác nhân trong ngành bơ trao đổi với nhau về những thách thức mà ngành bơ phải đối mặt trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến, thị trường cho cả khu vực xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đây là cơ hội để các bên cùng xác định về nhu cầu về đổi mới sáng tạo, công nghệ cần có từ các nhà nghiên cứu nhằm vượt qua thách thức và phát huy hết tiềm năng của lãnh vực này.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Ông Lê Trọng Yên cũng khẳng định, hội thảo là một diễn đàn, là kênh đối thoại trực tiếp để các bên liên quan có thêm thông tin và cùng nhau tìm ra giải pháp phát triển cây bơ bền vững ở khu vực Tây Nguyên, cũng như những cơ hội mang lại giá trị kinh tế cho người dân, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn.
Diễn đàn đổi mới sáng tạo khu vực Tây Nguyên tập trung vào các mặt hàng và ngành như: cà phê, hồ tiêu và mặt hàng cây ăn quả với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bao trùm và bền vững tại khu vực Tây Nguyên, Diễn đàn đóng vai trò:Tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa Chính phủ, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp để cùng đưa ra giải pháp cho những thách thức của ngành; Đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo ra các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ KH&CN mới cho thị trường; Góp phần quảng bá, phát triển thương hiệu vùng miền, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên bao gồm cà phê, hồ tiêu và trái cây. Đây được xem là mô hình hợp tác thúc đẩy các mục tiêu phát triển chung của khu vực.
Kết thúc buổi thảo luận, các bên có liên quan đã xác định 3 nhóm giải pháp cần tập trung cho việc phát triển ngành hàng bơ tại Tây Nguyên, bao gồm: tổ chức lại sản xuất, công nghệ chế biến và đa dạng hoá sản phẩm và tìm kiếm thị trường và trên hết, cần có sự phối hợp của ba vai trò bao gồm: Chính phủ, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp để cùng đưa ra giải pháp cho những thách thức của ngành bơ.