Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ sáu - 18/08/2023 04:02
Tính đến nay Việt Nam đàm phán và ký kết thành công nhiều Hiệp định thương mại tự do ( FTA) với các đối tác thương mại  song phương và đa phương , trong đó đã ký kết và thực thi 16 FTA, đang trong quá trình đàm phán và khởi động đàm phán là 03 FTA, là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga ….
Chi tiết các FTA đã có hiệu lực gồm:
1.Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. AFTA được ký năm 1992 tại Singapore, Việt Nam tham gia AFTA khi được kết nạp vào ASEAN.
2.Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ký tháng 11/2002. Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 02/2010).
3.Hiệp đinh Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)  Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ký  năm 2005, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa. ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc
a
Đắk Lắk hợp tác với tỉnh Jeollabuk-Hàn Quốc
4.Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) Ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với hàng Việt Nam
5.Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản
6.Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)  Được ký kết ngày 08/10/2003. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định về Hàng hóa, Hiệp định về Dịch vụ (có hiệu lực 01/7/2015) và Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực 01/7/2015) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ.
7.Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA)  Ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đây là thỏa thuận thương mại tương đối toàn diện, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế…
8.Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA): Được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa,
d
Chương trình gặp gỡ Nhật Bản
9.Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) Được ký kết ngày 05/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.
10.Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) Hiện tại bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan. ký kết ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 05/10/2016.
11.Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên TPP (không bao gồm Mỹ). Ngày 16.7.2023, lễ ký nghị định thư kết nạp Vương quốc Anh là thành viên thứ 12 của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã diễn ra tại New Zealand. Như vậy là Anh trở thành nền kinh tế thứ 12 gia nhập CPTPP và đây cũng là hiệp định thương mại lớn nhất của nước này kể từ sau Brexit.
12.Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA) được ký kết ngày 12/11/2017, AHKFTA chính thức có hiệu lực với Hồng Kông (Trung Quốc) kể từ ngày 11/6/2019.
13.Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
Là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. EVFTA được tách làm hai; Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua tháng 6/2020. So với các  FTA đã có hiệu lực, mức độ hiểu biết và kỳ vọng của doanh nghiệp đối với EVFTA là tương đối cao.
14.Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) Chính thức hoàn tất đàm phán vào ngày 11/12/2020 và ký kết vào tối 29/12/2020. Hiệp định được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)
15.Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020. Đây là FTA có quy mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và 5 nước đối tác
 16. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel (VI FTA) ký vào chiều ngày 25/7/2023, tại Văn phòng Thủ tướng Israel, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nhà nước Israel Benjamin Netanyahu và Phó Thủ tướng  Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Lưu Quang.
c
Kết nối giao thương thúc đẩy xuất khẩu
Các FTA đang đàm phán và khởi động đàm phán
1.Việt Nam - EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) (V EFTA FTA), khởi động đàm phán tháng 5/2012
2.ASEAN – Canada, tái khởi động đàm phán tháng 11/2021
3.Việt Nam - Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (V UAE  FTA), đang trong quá trình khởi động đàm phán
Ngoài ra Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand. Cuối năm 2016 Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này, chấm dứt một cách hiệu quả mọi triển vọng của hiệp định.
Các FTA đã tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trong nước. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020; trong đó xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với 2021, đây cũng là dấu ấn nổi bật khi quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu cán mốc 700 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với 2021, nhập khẩu đạt 336,65 tỷ USD tăng 8,4% so với 2021
Trong những năm qua, tận dụng lợi thế những FTA, thúc đẩy hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, hàng hóa của Đắk Lắk đến nay đã xuất khẩu hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ; mang sản phẩm, hàng hoá  đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới. Đắk Lắk có hơn 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 14,4%/năm. Năm 2021 xuất khẩu 1.151 triệu USD đạt 101,3% kế hoạch đề ra (1.136 triệu USD), năm 2022 xuất khẩu Kim ngạch 1.500 triệu USD, đạt 125% kế hoạch năm, tăng 30,4 % so với cùng kỳ năm 2021. Bảy tháng đầu năm 2023 xuất khẩu 925 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt 57,8% kế hoạch.  Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 138,3%/năm. Năm 2021 nhập khẩu 502 triệu USD, đạt 558% kế hoạch đề ra. Năm 2022 thực hiện 450 triệu USD, đạt 473,7 % kế hoạch năm.  Bảy tháng đầu  năm 2023 nhập khẩu 190 triệu USD, đạt 189,8% kế hoạch.
b
Đánh giá tận dụng cơ hội FTA

Việc tham gia các FTA, đặc biệt các FTA thế hệ mới sẽ có tác động lớn đến thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, mở rộng sản xuất trong nước, hạ gía thành, cạnh tranh hơn với hàng nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước để xuất khẩu. Để có thể tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức trong thực hiện cam kết của các FTA thời gian tới, doanh nghiệp tỉnh ta cần quan tâm đến một số nội dung như sau:
Nắm bắt thông tin về thị trường, tìm hiểu các ưu đãi thuế quan các khu vực có FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới để có kế hoạch đáp ứng hàng hóa xuất khẩu bền vững theo tiêu chuẩn thị trường lựa chọn, phù hợp với lợi thế của địa phương, như cà phê, hồ tiêu, cao su... là thế mạnh của tỉnh ta; tăng cường liên kết tạo sức mạnh cạnh tranh; xây dựng thương hiệu; đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu để chủ động nguồn hàng xuất khẩu.
Chủ động xây dựng các chiến lược kinh doanh xuất khẩu  có lộ trình thích nghi, thay đổi phù hợp, phát triển sản xuất để có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực, nắm quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: EVFTA, UKVFTA và CPTPP vì xuất xứ hàng hóa là phần quan trọng trong hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA; nắm bắt việc giải quyết tranh chấp quốc tế các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá…
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh khi hội nhập, doanh nghiệp phải  đầu tư khoa học công nghệ, ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất kinh doanh bằng các phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh tự động hoặc bán tự động nhằm nâng cáo chất lượng sản phẩm; đầu tư cho nguồn nhân lực,  có chính sách đãi ngộ  thỏa đáng cho người lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Phát triển thương mại điện tử, đưa hàng hóa Việt Nam tham gia vào các kênh phân phối của nước ngoài.
Trong thời gian tới, dưới sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ngành chức năng, các doanh nghiệp trong tỉnh ngày một thuận lợi trong tiếp cận và tận dụng cơ hội mang lại từ 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia. Thị trường xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp của tỉnh đã mở rộng, vươn xa ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; trong đó, tập trung ở các thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực của địa phương, nâng cao hiệu quả công các hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng mối liên kết chặt chẻ giữa các doanh nghiệp, phát huy vai trò hiệp hội ngành hàng để nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập nhanh của doanh nghiệp. Tập trung vào 3 nội dung để tăng giá trị kim ngạch xuât khẩu đó là: phát triển doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu và phát triển sản phẩm xuất khẩu.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,148.18 16,311.29 16,834.62
CAD 18,018.42 18,200.42 18,784.35
CNY 3,430.65 3,465.30 3,577.02
EUR 26,482.03 26,749.52 27,934.14
GBP 30,979.30 31,292.23 32,296.19
HKD 3,161.16 3,193.09 3,295.54
JPY 157.89 159.49 167.11
SGD 18,186.80 18,370.51 18,959.90
USD 25,114.00 25,144.00 25,454.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây