Năm 2020, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển Công nghiệp – Thương mại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020. Ngành công thương Đắk Lắk đang đứng trước những khó khăn thách thức và cơ hội không nhỏ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những biến động lớn của nền kinh tế thế giới và trong nước do đó trên cơ sở mục tiêu tổng quát của Chính phủ là tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, nhiệm vụ kế hoạch năm 2020 của Ngành được xây dựng trên quan điểm thúc đẩy phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao và có tính bền vững, hỗ trợ phát triển công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển các ngành dịch vụ có giá trị cao, có tiềm năng lợi thế và đẩy mạnh xuất khẩu; phát triển trên cơ sở tầm nhìn chiến lược vùng Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - CămPuchia. Ngành Công Thương Đắk Lắk tiếp tục phấn đấu, thực hiện nhiệm vụ, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, chỉ đạo để đảm bảo hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Cụ thể các chỉ tiêu phấn đấu đạt được:
- Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá SS 2010) phấn đấu khoảng 18.100 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2019; Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) dự kiến tăng khoảng 10%.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên thị trường năm 2020 phấn đấu 82.650 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019.
- Kim ngạch xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 phấn đấu 650 triệu USD, tăng 5% so với năm 2019.
Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 phấn đấu 90 triệu USD, tăng 8% so với thực hiện năm 2019. Do dự kiến dự án điện năng lượng mặt trời xuân thiện tại huyện Ea Súp đi vào hoạt động năm 2020 nhập máy móc thiết bị.
Để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm 2020, ngành tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp chính sau:
Nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Quyết định, Chỉ thị... của Trung ương, Bộ ngành, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp và thị trường; Hoàn thành việc xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, quy hoạch, đặc biệt là “Quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, để chuẩn bị đầu tư các dự án cho năm tiếp theo; Tiếp tục đôn đốc tháo gỡ khó khăn vướng mắc thúc đẩy đầu tư các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2019. Đồng thời xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án ngành công thương có tiềm năng, lợi thế phù hợp với các chương trình, kế hoạch hành động của ngành; Theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - thương mại trên địa bàn tham mưu UBND tỉnh và các ngành liên quan tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện tốt kế hoạch năm 2020. Nắm tình hình sản lượng nguyên liệu nông lâm sản, để các nhà máy chế biến đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất, đảm bảo sản lượng qua chế biến, tăng giá trị sản xuất công nghiệp như sắn, đường, hạt điều, ngô, cà phê …; Tiếp tục rà soát các dự án điện năng lượng mặt trời đã hoàn thành, xây dựng kế hoạch điều độ để các nhà máy tận dụng tối đa bức xạ, hoạt động đạt công suất đề ra. Tiếp tục đề nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dự án năng lượng tái tạo để các nhà đầu tư triển khai xây dựng trong năm 2020 nhằm phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh; Phối hợp với Chủ đầu tư các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác kiểm tra an toàn các hồ, đập và kế hoạch điều tiết nước các công trình thủy điện, đảm bảo phát điện và phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân, góp phần tăng sản lượng điện trên địa bàn. Phối hợp Ban quản lý dự án xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Đắk Lắk về điện thôn buôn để triển khai nhanh hoàn thành dự án điện thôn buôn góp phần vào sản xuất tiêu thụ của người dân; Phối hợp với UBND huyện, thành phố Buôn Ma Thuột và các ban, ngành liên quan đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp trọng điểm. Rà soát chấn chỉnh lại các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp triển khai đầu tư; rà sóat tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, thu hồi các dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ mà không có lý do chính đáng; Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình cung ứng, sử dụng điện và sử lý những vi phạm về hành lang an toàn lưới điện; tình hình hoạt động điện lực của các tổ chức quản lý, kinh doanh điện và tình hình hoạt động của các nhà máy thủy điện đấu nối vào hệ thống điện của tỉnh Đắk Lắk; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động điện lực, cấp giấy phép hoạt động điện lực, cấp thẻ an toàn điện, thẻ kiểm tra viên điện lực; Tiếp tục công tác thẩm định hồ sơ, dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục cấp giấy phép trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định. Tiếp tục tổ chức các diễn đàn kêu gọi thu hút đầu tư các dự án phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh; ưu tiên lựa chọn các dự án sản xuất sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh, sản phẩm mới sử dụng nguyên liệu tại địa phương, dự án có tính bền vững, hạn chế các dự án chế biến thô; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hành chính, góp phần cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử; Triển khai các hoạt động khuyến công, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình sản xuất sạch hơn, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm của địa phương, mở rộng tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu; tăng cường kế hoạch đưa hàng việt về nông thôn đảm bảo đời sống cho người dân vùng sâu vùng xa. Tăng cường kết nối với các tỉnh thực hiện kết nối giao thương để các cơ sở doanh nghiệp có điều kiện kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh; Tiếp tục bám sát địa bàn, tổ chức kiểm tra hướng dẫn thường xuyên theo kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra chuyên đề và thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch đã được duyệt về Vật liệu nổ công nghiệp, An toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, chú trọng trang bị kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý công nghiệp.
Tác giả: Mai Thanh - TTKC
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn