Sở Công Thương Đắk Lắkhttps://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 16/07/2024 23:26
Bình ổn thị trường được xem là một trong những hoạt động quan trọng của ngành công thương, hoạt động này giúp cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Với những ý nghĩa quan trọng và cấp thiết của hoạt động bình ổn thị trường, trong những năm vừa qua, Sở Công Thương tỉnh đã tham mưu và triển khai kịp thời những kế hoạch nhằm góp phần và nâng cao hiệu quả của công tác bình ổn thị trường cũng như nghiêm túc thực hiện các Chỉ thị của Trung ương về hoạt động này.
Đặc biệt trong năm 2023, tình hình thị trường cung cầu hàng hóa có biến động nhẹ do tác động từ việc tăng mức lương cơ sở đẩy giá cả một số mặt hàng tăng theo. Riêng đối với mặt hàng gạo, trong năm do ảnh hưởng của tỉnh hình kinh tế thế giới, các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang, bên cạnh đó là việc Ấn độ áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu gạo nhằm bình ổn giá gạo trong nước đã đẩy giá gạo thế giới tăng cao, vì vậy, Sở Công Thương đã tích cực thực hiện Chỉ thị 07/CT-BCT ngày 15/8/2023 của Bộ Công Thương về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại công văn số 6831/UBND-KT ngày 10/8/2023 về việc triển khai công tác bình ổn thị trường thóc gạo cũng như Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương, nhằm triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán.
Sở cũng đã kịp thời có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là các đơn vị sản xuất, phân phối hàng thiết yếu, Công ty cà phê 721,...chủ động dự báo nhu cầu thị trường, có kế hoạch sản xuất, thu mua, hợp tác với các đơn vị cung ứng trong dài hạn, duy trì dự trữ mặt hàng gạo đầy đủ đáp ứng nhu cầu của người dân và sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết cũng như đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố Buôn Ma Thuột phối hợp theo dõi diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng gạo để kịp thời báo cáo và đề xuất phương án xử lý khi có dấu hiện khan hiếm hàng hóa trên địa bàn, chỉ đạo các cơ sở xay xát, chế biến, thu mua, xuất khẩu lúa, gạo trên địa bàn có phương án về nguồn lúa, gạo để đảm bảo cung ứng cho thị trường, chỉ đạo các Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp/hợp tác xã quản lý khai thác chợ tuyên truyền, phổ biến đến các tiểu thương chủ động kế hoạch kinh doanh mặt hàng thóc, gạo nhằm đảm bảo lượng hàng hóa và bán đúng giá niêm yết, tuyệt đối không thực hiện các hành vi găm hàng chờ giá tăng, bán với giá bất hợp lý,…mọi hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, công tác phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương như Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết,…
Vào những thời điểm quan trọng của năm như Tết Nguyên đán, Sở Công Thương đã xây dựng và triển khai các kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chợ trên địa bàn chủ động Xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn hàng, thực hiện việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với mặt hàng thiết yếu đặc biệt là nhóm mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ người dân trong dịp Tết, đồng thời thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu, từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Vào thời điểm Tết Nguyên đán 2023, trên địa bàn tỉnh có 11 doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hoá phục vụ tết với tổng trị giá trên 473,7 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cũng đã lên kế hoạch tổ chức các đợt bán hàng lưu động tập trung chủ yếu vào nhóm mặt hàng thiết yếu để phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm.
Để đảm bảo giá cả bình ổn trong các dịp Lễ, Tết, Sở Công Thương đẩy mạnh công tác dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường, tình hình hàng hoá, giá cả, nhất là các hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu của thị trường, tích cực phối hợp với Cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, thường xuyên tổ chức đoàn đi khảo sát nắm tình hình công tác dự trữ hàng hóa phục vụ tết của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn.
Mới đây, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường trong những tháng còn lại của năm 2024, Sở Công Thương đã có văn bản gửi Cục Quản lý Thị trường Đắk Lắk, Sở Thông tin & Truyền thông, Báo Đắk Lắk, UBND các huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột và các Doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh để kịp thời thực hiện Chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại công văn số 5737/UBND-KT ngày 28/6/2024 về việc triển khai Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, theo đó, nền kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn còn nhiều thách thức; lãi suất ngân hàng của nhiều nước còn ở mức cao. Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, gia tăng chi phí vận tải và các rủi ro về an ninh năng lượng, lương thực; hoạt động sản xuất tại Trung Quốc chưa phục hồi mạnh mẽ. Giá xăng dầu, vàng, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất có biến động khó lường.
Nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Công Thương đã đề nghị các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh một số nội dung quan trọng.
Đối với Cục Quản lý Thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm những hành vi tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu người dân, nhất là trong đợt tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2024, không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu cho cửa hàng; duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên, bảo đảm đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.
Đối với Sở Thông tin truyền thông, Báo Đắk Lắk và các đơn vị truyền thông trên địa bàn tỉnh, cần thường xuyên cung cấp thông tin về diễn biến giá cả, nguồn cung hàng hoá nhằm giúp người tiêu dùng nắm bắt thông tin chính xác, không bị ảnh hưởng bởi thông tin không chính xác.
Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, chủ động triển khai kịp thời các biện pháp nhằm bình ổn thị trường, tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các kênh thông tin của huyện, tăng cường các biện pháp quản lý, xử lý các hành vi vi phạm hành chính, bao quát tình hình hàng hóa, giá cả tại các chợ v.v… Thường xuyên cử cán bộ theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa tại địa phương, thường xuyên liên lạc, thông tin kịp thời về Sở Công Thương khi thị trường có biến động bất thường để có biện pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời, có sự chỉ đạo kịp thời Ban Quản lý chợ/doanh nghiệp quản lý chợ thường xuyên kiểm tra, nắm bắt việc tăng giá, thiếu hàng, chú trọng các mặt hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng, báo cáo cấp có thẩm quyền để có sự chỉ đạo kịp thời.
Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cần luôn đảm bảo nguồn cung hàng hoá, đàm phán với nhà cung cấp, dự trữ lượng hàng, bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn hàng với giá phải chăng. Trường hợp thiếu hụt nguồn cung có thể chủ động thực hiện việc nhập khẩu nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng phục vụ người dân, chủ động triển khai các chương trình khuyến mại giảm giá, kích cầu tiêu dùng nhằm góp phần bình ổn thị trường giá cả hàng hoá, tổ chức thực hiện các đợt bán hàng lưu động, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, góp phần bình ổn giá ch
Với hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu cho cửa hàng; duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên, bảo đảm đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.