Tọa đàm trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk về Hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực cà phê năm 2024

Thứ tư - 28/08/2024 21:30
Nhằm mục đích đưa ra giải pháp cho các vấn đề tồn tại, vướng mắc gặp phải trong quá trình tận dụng FTA. Cụ thể, hầu hết các doanh nghiệp này đều gặp những khó khăn chung như thiếu thông tin về thị trường và quy định nước ngoài; khó khăn tiếp cận vốn, tín dụng; khó đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu; chưa xây dựng được thương hiệu, đặc biệt là thiếu sự tư vấn và hỗ trợ về chính sách và tiếp cận thị trường nước ngoài, tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp và các ngành có liên quan đối với hoạt động xây dựng các hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA, trước mắt tập trung vào một số mặt hàng chủ lực của từng địa phương, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi Tọa đàm trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk về Hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực cà phê năm 2024 vào ngày 28 tháng 8 năm 2024.
Tọa đàm trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk về Hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực cà phê năm 2024
Tọa đàm trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk về Hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực cà phê năm 2024
Buổi Tọa đàm trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk về Hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực cà phê năm 2024 được Sở Công Thương tổ chức với sự phối hợp của Vụ chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với sự tham gia của hơn 80 đại biểu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đại diện các sở, ban ngành tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh vùng Tây Nguyên như Đắk Nông, Toạ đàm đã được các cơ quan báo đài địa phương, trung ương đưa tin. 
Phát biểu tại Toạ đàm, Ông Nguyễn Văn Nhiệm cho biết, những chia sẻ hết sức thiết thực tại buổi toạ đàm để xây dựng thành công hệ sinh thái ngành cà phê mà Bộ Công Thương hiện đang xây dựng sẽ giúp cho ngành cà phê Việt Nam nói chung, ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng thích ứng tốt với tình hình biến động của kinh tế - xã hội; thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan ngày càng phức tạp khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng cũng như ứng phó tốt với các chính sách và quy định mới về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về chống mất rừng EUDR, Luật thực phẩm chung của thị trường EU được áp dụng cho tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định…trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trên thế giới cùng sự tích cực khi tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Việt Nam là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm - đại diện lãnh đạo Sở Công Thương phát biểu tại Toạ đàm
Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương phát biểu tại Toạ đàm
Theo Ông Ngô Chung Khanh, cho đến nay, Việt Nam đã thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các FTA khác trong thời gian tới, điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tận dụng hiệu quả các FTA, tăng trưởng doanh thu từ xuất khẩu lớn và ổn định, góp phần phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thể tận dụng được lợi thế to lớn này, vì vậy, Bộ Công Thương chủ động xây dựng các hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA, trước mắt tập trung vào một số mặt hàng chủ lực của từng địa phương, trong đó có mặt hàng cà phê của tỉnh Đắk Lắk. Toạ đàm đã được tổ chức tại một số địa phương như Hải Phòng, Yên Bái đối với một số ngành và sản phẩm, qua đó có thể thu thập ý kiến của các chủ thể có liên quan để có được một hệ sinh thái cho ngành hiệu quả và mang tính thực tiễn.
Ngo C K
Ông Ngô Chung Khanh trình bày về hệ sinh thái ngành cà phê tại Toạ đàm
Hệ sinh thái được xây dựng bao gồm các nội dung như các quy định vận hành hệ sinh thái, quyền và nghĩa vụ, các chủ thể bao gồm trong hệ sinh thái, tài chính của hệ, chức năng nhiệm vụ...Buổi toạ đàm tại tỉnh Đắk Lắk có được những kết quả tốt đẹp vì có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các công ty hoạt động trong ngành cà phê cho hệ sinh thái đang xây dựng, sau khi nghe Ông Ngô Chung Khanh trình bày về hệ sinh thái ngành cà phê, Ông Bạch Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết, ý tưởng xây dựng hệ sinh thái ngành cà phê được sự quan tâm của các chủ thể trong ngành cà phê nói chung và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk nói riêng, tuy nhiên, Bộ Công Thương cần xem xét các quy định về mặt thể chế, chức năng nhiệm vụ, sự khác biệt của hệ sinh thái so với các tổ chức, thể chế khác của ngành cà phê, xem xét và làm rõ quyền và nghĩa vụ, chi phí hoạt động, sự minh bạch... của các chủ thể khi tham gia hệ sinh thái cũng như các lợi ích mang lại cho ngành cà phê, đặc biệt với các đối tượng cốt lõi của ngành như nông dân. Hầu hết các các tổ chức, doanh nghiệp khi được hỏi đều cho biết sẵn sàng và có đủ điều kiện đáp ứng để tham gia vào hệ sinh thái và mong muốn hệ sinh thái khi được hình thành sẽ tạo cơ hội kiến tạo giá trị cho ngành cà phê, là nơi doanh nghiệp kết nối, phản ánh tâm tư nguyện vọng và cùng nhau đưa ra các giải pháp cho ngành cà phê phát triển mạnh hơn và bền vững. 
Buổi toạ đàm nhận được hầu hết ý kiến đóng góp cho hệ sinh thái từ các công ty trên địa bàn tỉnh như: Intimex, Simexco, Dakman, Tổ chức Rain Forrest Alliance và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh...Các ý kiến đóng góp hầu hết đều tập trung vào việc làm thế nào để có được một hệ sinh thái phù hợp, hiệu quả, đóng góp cho ngành cà phê trong thời gian tới. 
Chia sẻ tại buổi toạ đàm, Bà Bà Đinh Thị Thanh Huyền, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, ngành nông nghiệp nói chung sẽ có các cơ hội như: các ưu đãi về thuế khi có các FTA, nguồn nguyên liệu dồi dào, mức giá cạnh tranh cao, cơ hội mở rộng thị phần, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, tuy nhiên, ngành cà phê nói chung cũng đối mặt với các thách thức như: các khu vực sản xuất chưa phát triển một cách bền vững, sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến suy thoái rừng, các thị trường tiêu thụ lớn có những quy định về dư lượng thuốc trừ sâu đối với cây cà phê, quá trình thu hoạch nhiều vùng còn thủ công, ngoài ra, nhà nước chưa có chính sách chỉ đạo quản lý linh hoạt đối với ngành này. 
Sau buổi toạ đàm, Bộ Công Thuơng tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp và có những sự thay đổi nhất định để có thể tạo lập được hệ sinh thái hiệu quả, thiết thực cho ngành cà phê trong thời gian sớm nhất.  Dự kiến, hệ sinh thái sẽ chính thức được triển khai từ tháng 9/2025.

 

Tác giả: Tin: Võ Quốc Oánh - Phòng Quản lý Thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây