Hội thảo giải pháp nâng cao năng lực bán hàng của các chủ thể OCOP tham gia điểm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk

Thứ tư - 12/06/2024 04:12
Sáng ngày 07 tháng 6 năm 2024, tại tỉnh Đắk Lắk, Sở Công Thương đã phối hợp với Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên tổ chức Hội thảo giải pháp nâng cao năng lực bán hàng của các chủ thể OCOP tham gia điểm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk.
Hội thảo về OCOP năm 2024
Hội thảo về OCOP năm 2024
Hội thảo giải pháp nâng cao năng lực bán hàng của các chủ thể OCOP tham gia điểm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk được tổ chức với sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia từ Viện kinh tế và quản lý Tây Nguyên cùng với sự tham gia của các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm OCOP là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động phát triển chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Đắk Lắk.
Ông Lưu Văn Khôi - Giám đốc Sở Công Thương nhấn mạnh tại Hội thảo, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nâng cao năng lực bán hàng, tăng cường quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP không chỉ là nhu cầu cấp thiết mà còn là mục tiêu chiến lược để đưa sản phẩm OCOP nói riêng, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Đắk Lắk nói chung được vươn xa hơn, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. 
OCOP 2024 doanh nghiep
Đại biểu tham gia Hội thảo về OCOP
Để đánh giá bức tranh toàn cảnh của sản phẩm OCOP hiện nay, theo các chuyên gia đến từ Viện, số lượng sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Đắk Lắk chiếm tỷ lệ khá cao so với các tỉnh thành khác trên cả nước, dư địa phát triển còn rất lớn và đang có chiều hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới bởi các yếu tố thuận lợi của tỉnh như quy mô sản xuất nông nghiệp lớn, sản phẩm nông nghiệp đa dạng, độc đáo, phong phú, có nét đặc trưng riêng biệt..., tuy nhiên, cũng theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm đạt chuẩn OCOP  khó mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường quốc tế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến quy mô, năng lực quản trị của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, việc lập hồ sơ công nhận OCOP còn gặp nhiều khó khăn...Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại mặc dù đã được triển khai  nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu về sản phẩm OCOP.
Một trong các giải pháp cho các vấn đề nêu trên chính là việc học tập kinh nghiệm phát triển từ các quốc gia và một số địa phương tại Việt Nam đã thành công trong việc thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Tuyên cho biết, tỉnh Sơn La với mô hình phát triển tiêu thụ sản phẩm OCOP có nhiều bài học kinh nghiệm để các tỉnh có thể học tập, cụ thể, tỉnh Sơn La đã có rất nhiều sản phẩm nông sản tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống phân phối lớn trong nước như Big C, Winmart, Hapro Mart, tiêu thụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như: sendo, voso, postmart, shopee... và đã có hơn 17 sản phẩm xuất khẩu sang 21 nước như Mỹ, Úc, Anh, Pháp, CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)...
Để có được những thành công đáng kể nêu trên, Sơn La đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp thứ nhất chính là hoạt động tăng cường kết nối giao thương trực tuyến trong nước và quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh đưa các sản phẩm lên quảng bá, giới thiệu và bán trên các sàn thương mại điện tử có uy tín, có số lượng doanh nghiệp tham gia lớn, sử dụng nhiều ngôn ngữ tương tác như Anh, Việt, Trung.
Giải pháp thứ 2 liên quan đến kết nối du lịch với các điểm bán hàng, ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn nông dân làm du lịch, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch kết hợp quảng bá sản phẩm nông nghiệp như: Ngày hội hái quả, hội chè Cao nguyên, hội thi hoa hậu bò sữa...
Thứ ba, tỉnh Sơn La đã tiến hành thay đổi tư duy một cách chủ động, theo đó, tỉnh chủ động làm việc với Bộ, ngành như: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngoại giao...để đề nghị hỗ trợ mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Liên minh Châu Âu, hỗ trợ tỉnh tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản...Các giải pháp khác được đề cập như: tạo dựng chuỗi liên kết sản xuất, phát triển thương hiệu và thực hiện sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh tiêu chuẩn chế biến nông sản...
Từ bài học phát triển của tỉnh Sơn La, đối với tỉnh Đắk Lắk, một số vấn đề cần được xem xét trong giai đoạn hiện nay như: làm thế nào để tận dụng tốt và triệt để các FTA đã ký kết khi các rào cản thương mại, thuế quan được hủy bỏ, tập trung phát triển nội lực của doanh nghiệp, người sản xuất, nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định, điều luật để xuất khẩu sản phẩm thành công, chú trọng vào chất lượng sản phẩm, duy trì sản lượng đồng nhất, nắm rõ các quy định về nguyên liệu thô (raw materials) để sản xuất vì có thể ảnh hưởng đến bản chất của sản phẩm, lưu tâm đến việc thiết kế, bao bì sản phẩm, cân nhắc cách đặt tên sản phẩm bằng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp về ngữ nghĩa, dễ hiểu đồng thời thể hiện được tính độc đáo và phản ánh văn hóa của đất nước...Ngoài ra, cần quan tâm đến việc sử dụng các công cụ tiếp thị một cách sáng tạo, tích cực và chủ đông.
Bà Nguyễn Thị Thủy thuộc Văn phòng điều phối nông thôn mới cũng đã chia sẻ những quan điểm tương đồng về nguyên nhân và giải pháp để phát triển tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm OCOP trong giai đoạn hiện nay, bà cho rằng, chương trình OCOP chính là đòn bẩy mở ra cơ hội đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có tiềm năng chuẩn hóa sản phẩm mang đến giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, tận dụng trí tuệ bản địa...tuy nhiên, cần giải quyết tốt những vấn đề và thử thách hiện tại. 
Theo Viện kinh tế và quản lý Tây Nguyên, một trong các giải pháp quan trọng để phát triển việc tiêu thụ, sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm OCOP của địa phương Đắk Lắk chính là các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ tài chính, pháp lý như cung cấp các chương trình vốn vay ưu đãi cho hộ sản xuất và doanh nghiệp để đầu tư vào công nghệ và hoạt động marketing, hỗ trợ tư vấn pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng và các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện kết nối thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm về nông sản...
Đối với các chủ thể OCOP tham gia Hội thảo, đại diện Hợp tác xã Nông nghiệp Hena đã đề cập đến một số thách thức khi tham gia phát triển bán hàng trên các nền tảng thương mại trực tuyến như: cạnh tranh thị trường, đòi hỏi về việc nâng cấp, phát triển kỹ năng và kiến thức nền tảng số và sử dụng công nghệ, rủi ro về an ninh mạng, vì vậy, các doanh nghiệp cũng như các chủ thể có liên quan rất cần được hỗ trợ để nâng cao năng lực kỹ thuật số, hỗ trợ các khóa học về quản lý cửa hàng trực tuyến và marketing số, tăng cường hợp tác và liên kết, cải thiện chất lượng sản phẩm...
Tại Hội thảo, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia còn được lắng nghe chia sẻ của Anh Y Pốt Niê về chủ đề Nâng cao năng lực bán hàng của chủ thể OCOP trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, các bài học kinh nghiệm từ công ty CP Ê Đê Cafe, về việc tham gia hệ thống bán lẻ siêu thị đối với sản phẩm OCOP Tỉnh Đắk lắk dưới góc nhìn nhà quản lý siêu thị GO Buôn Ma Thuột cũng như đề xuất, kiến nghị từ doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn tiếp theo.

 

Tác giả: Tin: Nông Thị Đào - Phòng Kế hoạch Tài Chính Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,477.55 16,643.99 17,177.90
CAD 18,047.28 18,229.58 18,814.35
CNY 3,428.80 3,463.43 3,575.07
EUR 26,608.05 26,876.82 28,066.92
GBP 31,331.15 31,647.63 32,662.82
HKD 3,174.77 3,206.84 3,309.71
JPY 152.75 154.30 161.67
SGD 18,267.97 18,452.49 19,044.41
USD 25,215.00 25,245.00 25,465.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây