Đắk Lắk: Tăng mức hỗ trợ theo quy định mới – Thêm động lực để các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển.

Thứ hai - 31/08/2020 21:24

Đắk Lắk: Tăng mức hỗ trợ theo quy định mới – Thêm động lực để các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ và tạo đà cho các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn phát triển, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở Nghị định số 45/2012 của Chính phủ về khuyến công và xét hoàn cảnh thực tế tại địa phương, ngày 06/11/2019, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quy định về tổ chức thực hiện và quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, khung kinh phí hỗ trợ cho các đề án và hoạt động khuyến công đã được tăng lên. Đây là bước đệm quan trọng giúp tháo gỡ phần nào vướng mắc của các cơ sở doanh nghiệp công nghiệp nông thôn về vốn và tạo thêm động lực cho ngành công nghiệp tỉnh nhà phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Để tạo động lực cho các ngành nghề này phát triển, hàng năm, thông qua nguồn vốn khuyến công quốc gia và địa phương, tỉnh đã đầu tư hàng tỷ đồng thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho lao động địa phương.
Cùng với việc thành lập Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk, HĐND, UBND tỉnh đã luôn chỉ đạo sát sao, xây dựng và ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động khuyến công, tạo điều kiện về hành lang pháp lý để triển khai thuận lợi đối với tình hình cụ thể của địa phương. Bên cạnh đó,  tỉnh Đắk Lắk cũng quan tâm bố trí kinh phí ngân sách theo chương trình, kế hoạch; đầu tư cơ sở vât chất, kỹ thuật… Đây chính là ưu điểm và là lợi thế để hoạt động khuyến công triển khai thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Là một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập thời gian ngắn, cũng như những doanh nghiệp khác, Công ty TNHH tập đoàn QBiCo, ở Thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo đã phải đối mặt với rất nhiều trở ngại về mặt bằng, vốn đầu tư, máy móc… Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của các ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của doanh nghiệp, những khó khăn cũng dần được tháo gỡ. Để tiếp sức cho doanh nghiệp, từ nguồn vốn khuyến công …, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk đã hỗ trợ doanh nghiệp mua máy móc thiết bị trong sản xuất đá viên và nước uống đóng chai với công suất 24.000 lít nước tinh khiết/24h và 5 tấn đá viên/24h. Với dây chuyền sản xuất mới, các sản phẩm của Công ty được nâng lên về chất lượng, chi phí sản xuất giảm thiểu nên giá thành sản phẩm cũng hợp lý hơn, và nhận được thị trường đón nhận.
Cũng như Công ty TNHH tập đoàn QbiCo, Công ty TNHH Tân Phú, đóng chân trên địa bàn huyện Ea H’leo là một trong những đơn vị sản xuất cửa nhựa lõi thép đầu tiên ở đây. Và Công ty đã mạnh dạn đầu tư mua máy móc thiết bị sản xuất, sản phẩm tập trung chủ yếu là các loại cửa nhựa lõi thép, cửa nhôm phục vụ cho xây dựng dân dụng. Để làm được điều đó, đòi hỏi một nguồn vốn khá lớn. Đơn vị đã nhận được sự hỗ trợ từ phía Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk với đề án: Hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất cửa nhựa lõi thép, cửa nhôm các loại, công suất 250m² sản phẩm/tháng nhằm ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm cửa nhựa lõi thép, cửa nhôm có chất lượng cao, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế và đáp ứng nhu cầu sử dụng tại địa phương. Đề án này đã góp phần giải quyết việc làm cho 06 lao động địa phương có thu nhập ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty.
image 20200727104508 2
Với việc thực hiện các chương trình, đề án khuyến công sát với thực tế và có hiệu quả; khuyến khích các đề án ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên cơ sở cải tiến, phát huy công nghệ đang có và tăng cường công tác chuyển giao công nghệ mới, ngành công thương Đắk Lắk đã và đang tiếp sức cho các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tỉnh Đắk Lắk phát triển. Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2020, Sở Công thương Đắk Lắk thông qua Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk đã thực hiện được 62 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, trong đó có 01 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và 04 đề án ứng dụng máy móc thực hiện bằng nguồn vốn khuyến công quốc gia với tổng kinh phí 1 tỷ 020 triệu đồng;  57 đề án thực hiện bằng nguồn vốn khuyến công địa phương với tổng kinh phí 5 tỷ 607 triệu đồng. Các đề án hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, giúp cho các cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng các máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, điêu khắc mỹ nghệ, sơ chế nông sản, gia công sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tại địa phương, góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
z1986381318187 86c789d30f4a72a1505f50950c10bcd0
 Các cơ sở, doanh nghiệp được đầu tư hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công đã mạnh dạn đầu tư mở rộng, thay đổi công nghệ, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động và đặc biệt là thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
 

Tác giả: Mai Thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây