Đảng ủy Sở Công Thương: Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Thứ năm - 29/08/2024 20:35
Nhằm tổ chức quán triệt, học tập nghiêm túc, đầy đủ nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền và toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn với những nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới" và Kết luận số 84-KL/TW.
Đảng ủy Sở Công Thương: Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
Đảng uỷ Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch thực hiện tại đơn vị yêu cầu Cấp ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh; đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận số 84-KL/TW. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, sự phối hợp của cả hệ thống chính trị đặc biệt là người đứng đầu có liên quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa và triển khai Kết luận số 84-KL/TW coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Một số nhiệm vụ và giải pháp “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”:
Đột phá mạnh mẽ tư duy và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Cấp ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở, nhất là người đứng đầu đối với công tác văn học, nghệ thuật. Chú trọng tính đặc thù, nhạy cảm, tinh tế của văn học, nghệ thuật, bảo đảm phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thể chế hoá chủ trương của Tỉnh ủy về văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường nguồn lực xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, bảo đảm hài hoà, tránh dàn trải, lãng phí, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao, nhất là văn học, nghệ thuật dành cho thiếu nhi, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số của tỉnh, các mảng về đề tài ca ngợi gương người tốt, việc tốt, chú trọng nâng cao hiệu quả các quỹ đầu tư cho phát triển văn học, nghệ thuật, tạo đột phá trong thu hút và phân bố nguồn lực, nghiên cứu, đẩy mạnh chính sách xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật, khuyến khích gắn kết giữa phát triển văn học, nghệ thuật với các ngành du lịch, dịch vụ, từng bước tạo lập các chương trình, sản phẩm, có thương hiệu mang tầm vóc của tỉnh và quốc gia trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Xây dựng chế tài để điều chỉnh hành vi ứng xử, chuẩn mực của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; nhân rộng và lan tỏa việc thực hiện "Bộ quy tắc ứng xử Người Đắk Lắk Văn minh - Thân thiện - Mến khách" trên địa bản tỉnh. Đề xuất, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các chương trình giáo dục thẩm mỹ cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường trên địa bản tỉnh.
Cần có những giải pháp căn cơ để khắc phục những hạn chế trên lĩnh vực nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay của tỉnh; kiên định phát huy vai trò nền tảng, chủ đạo của mỹ học mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật gần với giá trị và bản sắc văn hoá nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng, đồng thời tiếp thu có chọn lọc và học hỏi các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có thể mạnh về lý luận văn học, nghệ thuật. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ làm công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho tỉnh, trước mắt kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh tham gia xây dựng và bảo vệ nền văn hoá, văn học, nghệ thuật dân tộc, vì sự phát triển toàn diện của văn hoá, con người Việt Nam, góp phần tích cực triển khai hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Thực hiện tốt công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán hộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật của tỉnh, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, uy tín, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng đãi ngộ các tài năng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương, tạo môi trường làm việc, tập trung vào đội ngũ văn nghệ sĩ giới, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng chủ trì các công trình nghiên cứu lớn, đặc biệt quan trọng, các văn nghệ sĩ có uy tín, có thành tựu, cống hiến. Quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ văn nghệ sĩ trẻ, nữ, công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, trong lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục xây dựng chiến lược đào tạo tài năng văn học, nghệ thuật của tỉnh; xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ đồng bộ cả về số lượng và chất lượng; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn; có khát vọng cống hiến cho sự phát triển của tỉnh, có những tác phẩm mang giá trị tư tưởng, thẩm mỹ cao, có tiếng vang lớn, thể hiện được truyền thống của quê hương Đắk Lắk anh hùng, coi đây là tiêu chí để đánh giá cán bộ trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật, khuyến khích những tìm tòi mới làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của tỉnh.
Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các Chi hội Văn học Nghệ thuật, bảo đảm thống nhất, tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ tham gia, phát triển hội viên lớn về lượng, cao về chất, khuyến khích tự do sáng tạo, thực thi quyền tác giả. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo ở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh theo hướng chuẩn hoà và trẻ hoá lực lượng. Tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, tăng cường chức năng phản biện, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, làm tốt vai trò cầu nối giữa đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh với Đảng và chính quyền... Sớm nghiên cứu, chuyển giao việc tổ chức một số hoạt động văn học, nghệ thuật (liên hoan, hội diễn, hội thi...) hiện ở các cơ quan quản lý nhà nước cho Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh có khả năng và điều kiện đảm nhận.
Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông và các nền tàng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật của tỉnh đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, văn hoá, con người Việt Nam, con người Đắk Lắk đến với bạn bè quốc tế, có chính sách hỗ trợ, quản lý hoạt động tuyên truyền, phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật trên không gian mạng. Phát triển các hoạt động, phong trào văn nghệ quần chúng lành mạnh, phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, phục vụ đông đảo các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh; có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích quần chúng Nhân dân phát huy vai trò chủ thể tham gia sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn học, nghệ thuật, cơ chế, chính sách bảo tổn, truyền bá, phát huy các loại hình văn học, nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò của các Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân dân gian trong việc thực hành, phổ biến và truyền dạy văn hoá, văn nghệ dân gian, bảo tồn văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk
Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với các tỉnh bạn và quốc tế để văn học, nghệ thuật của tỉnh giữ vững bản sắc, vừa nâng cao khả năng hội nhập. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể về giao lưu, hợp tác; chú trọng liên kết, trao đổi về đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn học, nghệ thuật, nhất là tài năng trẻ với các cơ sở đào tạo có chất lượng ở trong nước và quốc tế. Tiếp tục giới thiệu có chọn lọc những tác phẩm văn học, nghệ thuật nước ngoài đến đông đảo công chúng trong tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sĩ hợp tác, giao lưu, tiếp cận với các xu hướng, sản phẩm văn học, nghệ thuật mới, tiến bộ trên thế giới, đồng thời, người Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân ngoài nước tham gia đầu tư phát triển văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh theo quy định.

 

Tác giả: Tin: Mai Thanh - TTXTTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây