Đảng ủy Sở Công Thương: Thực hiện “phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Thứ ba - 03/09/2024 21:05
Nhằm quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Kết luận số 69-KL/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 231-KH/TU, ngày 26/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về nâng cao nhận thức, trách nhiệm Cấp ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được nêu tại Kế hoạch số 231-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đảng ủy Sở Công Thương: Thực hiện “phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch thực hiện tại đơn vị, theo đó Cấp ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã nêu trong Nghị quyết số 20- NQ/TW, Kết luận số 69-KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 231-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thực hiện theo Hướng dẫn số 22-HD/ĐUK, ngày 23/01/2024 của Ban Thường vụ Đảng ủy khối về tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy). Cấp ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở trước hết là người đứng đầu chịu trách nhiệm đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của mình.
Kịp thời rà soát, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, tài chính và doanh nghiệp, bảo đảm đồng bộ với các quy định pháp luật về khoa học và công nghệ. Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế, phương thức quản lý tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, chính sách vượt trội, cơ chế thử nghiệm chính sách mới, rủi ro nhằm thúc đẩy phát triển, ứng dụng, chuyển giao các lĩnh vực khoa học, công nghệ có tính nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ mới và chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, giá trị cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh.
Rà soát, tham mưu sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ, giảm đầu mối trung gian, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu. Nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập gắn với trách nhiệm giải trình, chịu sự đánh giá độc lập và từng bước thực hiện phương thức Nhà nước đặt hàng, đấu thầu và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm cuối cùng. Tham mưu các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh. Tham mưu cho các cấp, các ngành kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân và các nhà khoa học có nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Tham mưu các giải pháp khuyến khích đổi mới các chương trình khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh có tính cạnh tranh cao, công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải tái chế, công nghệ năng lượng xanh. Quan tâm đầu tư đúng mức nghiên cứu cơ bản, chú trọng nghiên cứu ứng dụng; tập trung nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng công nghệ nguồn. Lựa chọn và tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ cho một số ngành và lĩnh vực then chốt của tỉnh. Trong công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mới, công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp hóa dược, sinh học, cơ điện tử, các ngành tự động hóa; chế tạo, năng lượng sạch, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp môi trường. Ưu tiên các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học y học, phát triển các ngành khoa học phục vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người.
Tiếp tục tham mưu các giải pháp đầu tư và khai thác có hiệu quả các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin theo mô hình tiên tiến. Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thông tin, thống kê kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ tin cậy, cập nhật, phù hợp với chuẩn mực quốc gia, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số.
Tham mưu các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong chính sách đào tạo, thu hút tạo nguồn cán bộ khoa học từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; việc sử dụng cán bộ, đặc biệt là cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn cao, nhà khoa học đầu ngành. Tiếp cận các quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu khoa học phù hợp thông lệ quốc tế. Tham mưu xây dựng, triển khai các chương trình cụ thể để thu hút và phát huy có hiệu quả các nhà khoa học, chuyên gia giỏi là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể hóa các chính sách cử cán bộ khoa học đi làm việc, học tập tại các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp ở nước ngoài;khuyến khích, thúc đẩy gắn kết viện, trường với doanh nghiệp để đẩy nhanh việc đưa kết quả nghiên cứu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Tham mưu các giải pháp tiếp tục thúc đẩy phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo với khu công nghệ cao, trung tâm tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, trường đại học, viện nghiên cứu; hoàn thiện chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy sự liên thông của thị trường khoa học và công nghệ với thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn. Kết nối có hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại các Thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương. Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ trung gian môi giới, đánh giá, chuyển giao công nghệ. Hỗ trợ phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tham mưu các giải pháp đa dạng hóa và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, theo lĩnh vực ưu tiên; gắn kết giữa hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với hợp tác quốc tế về kinh tế. Chủ động tăng cường hợp tác nghiên cứu chung với các đối tác quan trọng sở hữu công nghệ nguồn. Chú trọng khai thác, chuyển giao công nghệ từ các địa bàn có công nghệ nguồn để rút ngắn khoảng cách, nâng cao trình độ, năng lực khoa học và công nghệ địa phương. Khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp hoặc thành lập các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở địa phương. Hỗ trợ hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật về khoa học và công nghệ tầm khu vực, quốc tế và tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế.


 

Tác giả: Tin: Mai Thanh - TTXTTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây