Sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng Tổ chức Công đoàn ngành Công Thương vững mạnh gắn với nhiệm vụ “phát triển mới 1.000 đoàn viên trong năm 2023”.

Thứ tư - 17/05/2023 22:26
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5), Chi bộ Văn phòng, Thanh tra, Công đoàn đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đảng viên, quần chúng với nội dung: Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng Tổ chức Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Đắk Lắk vững mạnh gắn với nhiệm vụ “phát triển mới 1.000 đoàn viên công đoàn trong năm 2023”.
Căn cứ Kế hoạch số 02-KH-CB ngày 30/3/2023 của Chi bộ Văn phòng, Thanh tra, Công đoàn về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chuyên đề năm 2023. Nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5), Chi bộ Văn phòng, Thanh tra, Công đoàn đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đảng viên, quần chúng với nội dung: Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng Tổ chức Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Đắk Lắk vững mạnh gắn với nhiệm vụ “phát triển mới 1.000 đoàn viên công đoàn trong năm 2023”.
 1. Xây dựng tổ chức công đoàn theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn; dù bận trăm công, nghìn việc nhưng Người vẫn dành nhiều thời gian đến công trường, nhà máy, xí nghiệp để thăm hỏi, hướng dẫn, căn dặn công nhân, người lao động những bài học quý báo; đồng thời động viên công nhân, người lao động tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hoàn thiện, tiên tiến và hiện đại.
Trong cuốn “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết về tính chất nhiệm vụ tổ chức Công hội đỏ (nay là Tổ chức Công đoàn Việt Nam): “Tổ chức Công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi của công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Người cũng phân tích rõ vai trò của tổ chức công đoàn: “Mục đích của Công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung”. Đúng vậy, tổ chức Công đoàn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, đó là: bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ; tham gia quản lý doanh nghiệp trong phạm vi quy định của pháp luật
 
z4349958995009 ead59b246f3af372ccda7b35a6236d05

Sự ra đời của Tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của lãnh tụ Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Khi giai cấp công nhân Việt Nam giành được chính quyền, trở thành giai cấp lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm về hoạt động công đoàn, Người nói: “Công đoàn phải hiểu để giải thích cho công nhân hiểu công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được”. Vào ngày 19/01/1957, khi đến thăm và nói chuyện với cán bộ giáo viên và học viên Trường cán bộ Công đoàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng, vì Đảng mình là Đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc”.

Bác chỉ rõ, tổ chức công đoàn phải tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng chủ nghĩa xã hội, giáo dục ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ xí nghiệp cho công nhân viên chức, cho quần chúng lao động; không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lí kinh tế cho công nhân lao động, tổ chức để họ tham gia quản lí xí nghiệp, quản lí kinh tế và bảo vệ quyền làm chủ của người lao động… Trong dịp nói chuyện với công nhân của một Nhà máy, Bác nói: “Lợi ích của công nhân đi đôi với lợi ích chung của nhà máy. Nếu đời sống được cải thiện và mọi người khoẻ mạnh, thì sẽ phấn khởi thi đua sản xuất làm cho nhà máy thu được nhiều kết quả. Nếu nhà máy phát triển thì có khả năng cải thiện đời sống của công nhân và nhân viên”.
Phát biểu tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II vào tháng 2 năm 1961, Người đã nói: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải nhận rằng đại đa số công nhân ta đều cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay. Nếu công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng”. Người còn dạy rằng: “Công đoàn phải có biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật của công nhân, phải tùy khả năng cộng với cố gắng mà nâng cao dần đời sống vật chất của họ; phải chú ý bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn lao động và tăng cường công tác vệ sinh...”.
Từ những lời dạy, căn dặn, nhắc nhở quý báu của Người, những năm qua hoạt động của tổ chức Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng được tổ chức công đoàn rộng khắp thu hút được công nhân viên chức, người lao động tham gia vào tổ chức công đoàn; Công đoàn cơ sở thuộc ngành cũng đã tích cực chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, lao động như bố trí sắp xếp công việc hợp lý, bảo vệ được quyền và lợi ích của người lao động khi bị xâm phạm, tạo điều kiện cho lao động được hỗ trợ vốn, được học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề. Ngoài ra Công đoàn ngành đã tổ chức lấy ý kiến của công nhân, viên chức, người lao động đóng góp vào văn kiện đại hội Đảng các cấp, tham gia cải cách hành chính Nhà nước. Với những việc làm đó, tổ chức công đoàn ngày càng khẳng định vai trò, ví thế, tạo được niềm tin và sự đồng thuận, hài hoà trong cán bộ, công nhân viên, người lao động…
Hiện tại, công đoàn ngành Công Thương đang quản lý, chỉ đạo 55 công đoàn cơ sở, trong đó 04 CĐCS thuộc khu vực HCSN, 51 CĐCS thuộc khu vực SXKD với 3.129 đoàn viên công đoàn, trong đó nữ 1.006 người, dân tộc thiểu số 274 người.
 Nhằm từng bước xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo mục tiêu Đại hội X Công đoàn tỉnh, Đại hội VI Công đoàn ngành đề ra: “Đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”; cần thực hiện tốt những công việc:
 Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức công đoàn cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của tổ chức công đoàn cấp trên đến từng cán bộ, công đoàn viên, người lao động.
 Hai là, phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến của công nhân, người lao động; chủ động và tham gia giải quyết có hiệu quả những bức xúc của công nhân, người lao động, để chính họ tự nhận thấy tổ chức công đoàn thật sự là nơi bảo vệ quyền lợi.
 Ba là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở; thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ công đoàn kế thừa.
 Bốn là, tích cực vận động công nhân, người lao động tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tham gia sản xuất, góp phần phát triển cơ đơn vị, doanh nghiệp.
 Năm là, đẩy mạnh các phong trào thi đua, chú trọng đổi mới, cụ thể hoá nội dung, hình thức, biện pháp chỉ đạo phong trào phù hợp với từng cơ quan, đơn vị. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức công đoàn nhằm xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh…
2. Liên hệ với nhiệm vụ “phát triển mới 1.000 đoàn viên trong năm 2023” đối với Công đoàn ngành.
Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS luôn được Công đoàn ngành đặt lên nhiệm vụ hàng đầu để tồn tại và phát triển. Công đoàn ngành luôn xác định xây dựng CĐCS trong doanh nghiệp vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng CĐCS vững mạnh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng đoàn viên và người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh và xây dựng Công đoàn vững mạnh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng được đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, chú trọng đến cán bộ là tổ trưởng tổ công đoàn, cán bộ mới tham gia lần đầu, vì vậy, chất lượng cán bộ CĐCS trong doanh nghiệp cũng được tăng lên. Nhìn chung cán bộ công đoàn vừa làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật vừa là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động để thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên trong quan hệ lao động, để giữ cho môi trường lao động được ổn định, phát triển đem lại lợi ích tốt cho các bên. Công đoàn đã đề xuất, phối hợp với doanh nghiệp thực hiện quy chế dân chủ, số doanh nghiệp ngoài nhà nước tổ chức hội nghị người lao động tăng hàng năm; duy trì tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức gặp gỡ, tọa đàm giữa người sử dụng lao động với người lao động và cán bộ CĐCS để trao đổi thông tin, nắm bắt và giải quyết kịp thời các bức xúc, kiến nghị của người lao động. CĐCS cũng đã đại diện thông qua thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nội dung thỏa ước tập trung vào những cam kết thiết thực có lợi hơn cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, bảo đảm việc làm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp…
Tuy đã đạt được một số kết quả, song nhìn chung việc xây dựng CĐCS vững mạnh đối với khu vực ngoài nhà nước gặp nhiều khó khăn, nhất là: Hầu hết cán bộ công đoàn đều kiêm nhiệm, lương do người sử dụng lao động trả, phụ thuộc doanh nghiệp về thời gian hoạt động công đoàn; tình trạng cán bộ công đoàn không ổn định, thường xuyên thay đổi; việc phối hợp tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại, thương lượng ký kết thỏa ước lao động… còn một số doanh nghiệp không thực hiện hoặc chỉ thực hiện một cách hình thức; quan hệ lao động trong doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tuy ổn định, song nguy cơ xảy ra tranh chấp, ngừng việc vẫn tiềm ẩn. Mặt khác, tình trạng vi phạm pháp luật lao động vẫn còn xảy ra; biện pháp chế tài của các cơ quan chức năng chưa đủ mạnh… đã làm cho hoạt động công đoàn gặp nhiều trở ngại, chất lượng chưa cao.
Thực hiện chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS nhiệm kỳ 2017-2022, Công đoàn ngành đã xây dựng kế hoạch và đã tổ chức khảo sát, làm việc với doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động thành lập tổ chức Công đoàn. Kết quả trong nhiệm kỳ đã vận động được 10 đơn vị thành lập CĐCS và kết nạp được 1.704 đoàn viên đạt 170% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VI Công đoàn ngành đề ra.
Theo Chỉ tiêu phân bổ phát triển đoàn viên năm 2023, Liên đoàn Lao động tỉnh phân bổ cho Công đoàn ngành phát triển tăng thêm 1.000 đoàn viên. Để thực hiện tốt chỉ tiên theo phân bổ, Công đoàn ngành đã xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí trong Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn ngành. Rà soát, tổng hợp, thống kê các doanh nghiệp có số lượng lao động từ 20 người trở lên; làm việc với lãnh đạo các Khu, Cụm công nghiệp; liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh để nắm bắt thông tin đóng BHXH của các doanh nghiệp; thành lập các Tổ công tác để tới làm việc với các doanh nghiệp nhằm tuyên truyền vận động người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn...
Trong thời gian tới Công đoàn ngành cần đổi mới phương thức chỉ đạo đối với CĐCS theo hướng chuyển đổi phương thức chỉ đạo một chiều sang trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức cho CĐCS chủ động thực hiện nhiệm vụ; cùng với CĐCS giải quyết vấn đề khó khăn vướng  mắc của CĐCS, xây dựng mối quan hệ hài hòa,ổn định, tiến bộ, đồng hành cùng doanh nghiệp. Rà soát, nắm tình hình việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đúng quy định pháp luật… Mọi vấn đề phải được giải quyết trên cơ sở có lý, có tình, phù hợp pháp luật và gắn bó hài hòa lợi ích của người lao động, chủ doanh nghiệp; tuyên truyền giáo dục về pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động, để họ tự biết bảo vệ mình; quan tâm phát huy dân chủ ở cơ sở như hội nghị người lao động đi vào thực chất, thỏa ước lao động thực hiện nghiêm túc, có nhiều khoản có lợi hơn cho người lao động; hướng dẫn CĐCS xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động với chủ doanh nghiệp; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn bộ phận, tổ công đoàn…
Tin tưởng rằng trong thời gian đến việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, Công đoàn ngành Công Thương ngày càng lớn mạnh, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 16/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” và thực hiện đạt các chỉ tiêu trong năm 2023.                                                          

Nguồn tin: Anh Tuấn – Công đoàn ngành Công Thương.

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây