Sở Công Thương Đắk Lắkhttps://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 27/10/2022 06:00
Hoà nhập chung vào công cuộc chuyển đổi số nói chung của đất nước và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Sở Công Thương đã thực hiện Kế hoạch Chuyển đổi số Ngành Công Thương năm 2023 với những mục tiêu rõ ràng như:
Phát triển Chính quyền số: Phấn đấu đạt 90% trở lên hồ sơ công việc tại cấp Sở được xử lý trên môi trường mạng ( Trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); Tỷ lệ công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc đạt 100%
Phát triển kinh tế số: Phấn đấu 40 % doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động đơn vị.
Bảo đảm an toàn thông tin: 100% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ; 100% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ; 100% lãnh đạo cấp phòng, đơn vị trực thuộc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan (bao gồm cả các đơn vị, tổ chức nhà nước trực thuộc) được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.
Cùng với đó là những nhiệm vụ cần phải thực hiện như đối với Công tác chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo có những sáng kiến mới trong công tác chuyển đổi số, gắn liền với kết quả thực hiện chuyển đổi số vào công tác thi đua, khen thưởng.
Hoàn thiện cơ chế chính sách: Thường xuyên rà soát, tham mưu sửa đổi bổ sung các Kế hoạch triển khai các nội dung liên quan đến ứng dựng công nghệ thông tinn chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan, phát triển Chính quyền số, đảm bảo an toàn thông tin mạng, chuyển đổi số đảm bảo phù hợp với các quy định, hướng đến đạt được điều kiện tốt nhất cho công cuộc chuyển đổi số.
Phát triển hạ tầng số: Đảm bảo trang thiết bị cho cán bộ, công chức, viên chức để phục vụ cho xử lý công việc, nhiệm vụ được giao. Từng bước thay thế các máy tính có cấu hình cũ, không đáp ứng được nhu cầu xử lý công việc, sử dụng phần mềm hiện tại; Nâng cấp, đảm bảo hoạt động mạng Internet băng thông rộng xDSL, duy trì kết nối với hệ thống mạng Lan và phát mạng không dây; Tiếp tục phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất, xây dựng hệ thống trang thiết bị họp trực tuyến nhằm nâng cao công tác họp từ xa, trao đổi chuyên môn, phổ biến văn bản và đào tạo, tập huấn qua hình thức trực tuyến.
Phát triển chính quyền số: Đẩy mạnh việc ứng dụng hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành công việc (Idesk) để phục vụ hoạt động cơ quan, quy trình xử lý công việc trong nội bộ cơ quan, với Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và các cơ quan hành chính khác. Hình thành hồ sơ công việc phục vụ lưu trữ thông tin trên hệ thống; Tiếp tục ứng dụng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh nhằm phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời. Ứng dụng phần mềm hỗ trợ xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh, kiểm tra của đơn vị; Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đánh giá mức độ phù hợp của TTHC với yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3,4 tiến tới nâng cao tỷ lệ DVCTT mức 4 của đơn vị . Đồng thời, nâng cao tỷ lệ DVCTT được tích hợp, hỗ trợ thanh toán trực tuyến; Duy trì, hoàn thiện Trang thông tin điện tử của Sở hướng đến minh bạch thông tin, cập nhập thường xuyên, kịp thời, chính xác tin tức, quy định thuộc ngành công thương.
Đảm bảo an toàn thông tin: Thường xuyên rà soát, cập nhập các Kế hoạch, quy chế, quy định về đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động xử lý công việc trên không gian mạng; Thường xuyên rà soát, cập nhập, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Đảm bảo 100% thiết bị đầu cuối được cài đặt phần mềm chống mã độc, diệt virus; Cán bộ, công chức phụ trách an toàn thông tin, công nghệ thông tin được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin, diễn tập phòng chống và ứng phó sự cố hệ thống thông tin.
Phát triển nguồn nhân lực: Thường xuyên sắp xếp, bố trí cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu do tỉnh tổ chức.
Phát triển kinh tế số: Tăng cường phối hợp với Bưu điện tỉnh, Viettel Post trong hoạt động tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart. Triển khai hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh tạo lập gian hàng trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam nhằm phát triển thêm kênh phân phối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực; Triển khai xây dựng Chương trình “tuyến phố không tiền mặt” trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động giao dịch; Phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.