Thực trang bảo vệ và phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột

Thứ tư - 09/05/2018 21:54
           Ngày 14/10/2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định 806/QĐ - SHTT cấp đăng bạ quốc gia số 00004, công nhận bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đó UBND tỉnh Đắk Lắk có Quyết định Số: 18/2010/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 6 năm 2010 về việc ban hành “Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta”.
Thực trang bảo vệ và phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
           Liên quan đến sở hữu trí tuệ, “thương hiệu” thường được ám chỉ đến: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Thường được hiểu là toàn bộ doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp… Thương hiệu không phải là thuật ngữ pháp lý mà là thuật ngữ thương mại.
           Sự kiện Thương hiệu (Chỉ dẫn địa lý) “Buôn Ma Thuột” bị đánh cắp và được đòi lại tại Trung Quốc là một bài học thực tiễn đắt giá, sinh động và sát sườn không những cho các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn cho hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp cà phê Việt Nam nói chung và doanh nghiệp cà phê Đắk Lắk nói riêng. Nếu chúng ta chỉ nghĩ tới việc làm lợi kinh tế từ sản phẩm mà quên mất yếu tố phải bảo vệ thương hiệu thì cái giá phải trả sẽ không hề nhỏ. Thương hiệu cà phê Đắk Lắk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau; trước đây, kẹo dừa Bến Tre, bánh đậu xanh Hải Dương... cũng gặp tình trạng tương tự. Chúng ta đã khởi kiện và dành được phần thắng ngay tại Trung Quốc. Nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên cũng đã từng bị “người khác” đăng ký ở nhiều quốc gia, phải mất nhiều thời gian theo đuổi tại thị trường Mỹ và một số nước khác để có thể được “sử dụng” nhãn hiệu của chính mình…
          
Found 6730176 5678166

           Thực trạng mà chúng ta nhận thấy là không ít các doanh nghiệp cà phê của chúng ta chưa tự trang bị cho mình những kiến thức pháp lý cần thiết trong hoạt động thương mại, đặc biệt trong giao dịch thương mại quốc tế  cũng chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý cho các hoạt động của mình. Thường thì khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp mới nghĩ tới việc sử dụng dịch vụ pháp lý.
           Ý thức của doanh nghiệp cà phê về việc bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của mình chưa cao. Khi doanh nghiệp đạt được sự bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là tự “thỏa mãn” mà không nghĩ đến việc cần phải đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Muốn được bảo hộ tại nước khác thì chủ sở hữu phải nộp đơn đăng ký bảo hộ tại nước ngoài đó. Nếu không thì trong trường hợp chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đã được doanh nghiệp của nước bạn đăng ký bảo hộ, Doanh nghiệp của ta sẽ không thể xuất khẩu hàng hóa mang các chỉ dẫn thương mại này sang thị trường nước đó. Có thể nói chúng ta chưa có kiến thức về vấn đề này hoặc ngại chi phí tốn kém và và thủ tục pháp lý phức tạp, thường chưa chú trọng đến việc bảo hộ nhãn hiệu của mình tại thị trường nước ngoài. Nhưng nếu không nhìn xa hơn, trong trường hợp chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị “chiếm đoạt” ở nước ngoài, thì việc “đòi lại còn phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều".
logo chi dan dia ly
Logo Cà phê Buôn Ma Thuột

            Hiện nay vẫn  còn có  một  số  doanh  nghiệp chúng ta  đăng ký nhãn  hiệu trong nước nhưng lại nhầm tưởng rằng cứ được bảo hộ ở Việt Nam là được bảo hộ trên toàn cầu. Thiết nghĩ, cho dù các doanh nghiệp có thiếu hiểu biết hay thờ ơ thì đã đến lúc nếu cần phải quan tâm, nếu không chính bản thân doanh nghiệp sẽ là người thiệt thòi khi nhãn hiệu hàng hoá của mình bị xâm phạm mà không được bảo hộ.
           Cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã được xuất khẩu tới 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các sản phẩm cà phê bền vững có chứng nhận đang được bán cao hơn giá thông thường khoảng từ 10% đến 15%. Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là một cách để khai thác thị trường hàng hóa cấp cao, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Trên thực tế thì thương hiệu chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã có giá trị, cụ thể bằng dẫn chứng là:
           - Khi có giá trị thì thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột mới bị xâm hại, chiếm đoạt như ở Trung Quốc vừa qua.
           - Khi nhà nhập khẩu mở thư tín dụng (LC) cho nhà xuất khẩu qua ngân hàng, thì trong các chứng từ thanh toán quốc tế có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa của một quốc gia, không ngẫu nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất khẩu hàng hóa mà phải là quốc gia đã thực sự sản xuất, chế tạo ra hàng hóa đó) yêu cầu rất rõ là cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam.
           Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các thương hiệu cà phê Việt Nam đã và đang phải đương đầu với các thương hiệu cà phê nước ngoài trên mọi lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh ta nói riêng phải có một cái nhìn chiến lược về xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước. Chúng ta cần phải bảo vệ thương hiệu cà phê tại nước ngoài. Bởi nếu không bảo vệ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài đồng nghĩa với nguy cơ mất thị trường tại nhiều nước trên thế giới.
cup saucer coffee and coffee beans

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công thương Đắk Lắk

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây