Các đại biểu tham dự Diễn đàn
Tham dự Diễn đàn có ông Lếc-lay Si-vi-lay, UVBCHTW Đảng NDCM Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong; ông Manothong Vongxay, Thứ trưởng Bộ Công thương Lào, đồng chí Phob Pusompong, phó tỉnh trưởng tỉnh Ubon Ratchathani, Vương quốc Thái Lan; các đồng chí Trưởng đoàn các tỉnh Champasak, Attapeu và Salavan, đại diện Lãnh đạo Cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Lào; các đồng chí Lãnh đạo các tỉnh Kon Tum, Bình Phước, Quảng Trị, thành phố Huế và Đà Nẵng và các đồng chí Lãnh đạo các tỉnh/thành Việt Nam tham dự theo hình thức trực tuyến. Đoàn Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk có Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, 02 chuyên viên và 05 doanh nghiệp cùng tham dự.

Ông Lếc-lay Si-vi-lay, UVBCHTW Đảng NDCM Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong phát biểu Khai mạc Diễn đàn
Phát biểu Khai mạc Diễn đàn, ông Lếc-lay Si-vi-lay, UVBCHTW Đảng NDCM Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong cho biết trong bầu không khí có ý nghĩa trọng với 03 nước và nhân dân Lào, Việt Nam và Thái Lan nói chung, nói riêng đối với các tỉnh Sekong-Champasak, Saravan và Attapeu của CHDCND Lào; tỉnh quảng Nam, tỉnh Bình Phước, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Bình Định, Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Đắk Lắk của nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Ubon Ratchathani của Vương quốc Thái Lan, chúng ta đang cạnh tranh để tạo ra một chiến dịch chào mừng những ngày quan trọng của Đảng và dân tộc Lào, Việt Nam và Thái Lan. Cũng như kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/03/1955 đến 22/03/2025), kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 đến 03/02/2025), Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường tiềm lực, năng lực nội tại của các tỉnh Nam Bộ của nước CHDCND Lào và các tinh, thành phố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan; Đồng thời, đây cũng là cách khuyến khích, thúc đẩy - thu hút các đơn vị kinh doanh/doanh nhân trong và ngoài nước.
Cũng tại Diễn đàn, ông SAKON PHONPASERT, Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sekong cho biết từ năm 2006 đến nay tỉnh SeKong có tổng cộng 124 dự án đầu tư FDI với giá trị đầu tư hơn $6,091 USD. Trong đó, đầu tư từ nước ngoài là 75 dự án, với giá trị đầu tư 47,406 triệu USD, đầu tư từ nội địa là 47 dự án, giá trị đầu tư 3,685 triệu USD, có 39 dự án là khách sạn, nhà hàng, tổng giá trị 25,666 triệu USD. Trong đó có 103 dự án tại Bờ Hồ, Thái Lan, giá trị đầu tư 938 triệu đô la Mỹ. Thứ ba, Trung Quốc có 4 dự án, giá trị đầu tư 391 triệu USD. Hàn Quốc có 3 dự án, giá trị đầu tư 3,31 triệu USD, và Phi-li-pin có 2 dự án, giá trị đầu tư 84 triệu USD. Dự án nông nghiệp là 2 dự án, bao gồm dự án khai thác quặng apatit, một dự án điện gió và một dự án công ty TNHH Lào BaLaMak. Ngoài ra, còn có 46 dự án điện gió, 285 dự án thủy điện, 35 dự án chế biến gỗ, tổng giá trị là 2.326,8 ha. Lượng bình quân 2.250 tấn/năm. Dự án trồng cây cao su của công ty TNHH Hồng Thập là 14 dự án, giá trị 3.029,67 ha. Trong đó, 3.017,54 ha là diện tích trồng cây cao su, 12,13 ha là đất xây dựng nhà máy, văn phòng, nhà ở cho cán bộ, công nhân viên và một số hạng mục khác. Ngoài ra còn có một số dự án khác của Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, trong đó có 3.017,54 ha là đất trồng cây cao su, 6.991 tấn/năm, thị trường xuất khẩu là Việt Nam. Dự án trồng và chế biến cà phê của công ty TNHH KaDacXong có công suất cây trồng trung bình 100 ha và năng suất đạt 20-25 tấn/năm. Nói chung, các dự án này đã được khai thác một cách hiệu quả và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự án trồng cao su của công ty TNHH Khanphong có diện tích khoảng 37,09 ha, trong đó đất trồng là 11 ha. Tổng diện tích giao rừng là 48,09 ha và 12 nghìn cây giống cao su. Hiện tại, họ đang trồng giai đoạn đầu để đảm bảo dự án phát triển hiệu quả theo đúng kế hoạch. Công ty đã nhận được chính sách nhập khẩu vật tư, thiết bị, xe cộ, máy móc hàng năm. Đối với dự án phát triển điện gió của Công ty Điện gió Monsoon (đầu tư Thái Lan), việc xây dựng một nhà máy điện gió công suất lắp đặt 600 megawatt và đặt tại huyện Đắc Chưng được coi là dự án có giá trị lớn nhất ASEAN.

Ông Nguyễn Hữu Phúc - Phó Giám đốc Sở Công Thương phát biểu tại Diễn đàn
Cũng tại Diễn đàn, ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Công Thương phát biểu rằng trên nền tảng hợp tác đã được thiết lập với các tỉnh Nam Lào như: Attapeu, Champasak, Salavan. Thông qua các Bản ghi nhớ giai đoạn 2022–2030 tập trung vào các lĩnh vực: Thương mại, Đầu tư, Giáo dục, Văn hoá,… Kết quả hợp tác trong thời gian qua như sau: Về Giáo dục: Tiếp tục hỗ trợ cho 08 sinh viên Lào học tại Trường Đại học Tây Nguyên, 04 học sinh Lào học tiếng Việt tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Tạo điều kiện thuận lợi cho 273 học sinh các tỉnh Nam Lào do Bộ Quốc phòng cấp kinh phí đào tạo văn hóa tại Trường PTDTNT Tây Nguyên. Triển khai 02 suất học bổng của tỉnh Chăm-pa-sắk cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh tại tỉnh Đắk Lắk đi học cử nhân Văn hóa - Ngôn ngữ Lào tại Trường Đại học Chăm-pa-sắk; Về Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức Lễ hội Bunpimay (Lào) tại UBND huyện Buôn Đôn vào tháng 4/2024 và dịp 30/4/2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Lào. Hỗ trợ 04 bộ máy vi tính, 04 bộ máy chụp hình phục vụ công tác chuyên môn của Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Sekong. Tổ chức chương trình ngoại giao văn hóa tại tỉnh Salavan, CHDCND Lào chủ đề “Bài ca hữu nghị” và Trao trang thiết bị hỗ trợ cho công tác chuyên môn của Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào; Về Thương mại và Đầu tư: Hiện nay, Công ty cổ phần đầu tư cao su Đắk Lắk đang triển khai Dự án đầu tư phát triển cây cao su, cà phê, điều tại Lào, với tổng vốn đầu tư 70,95 triệu USD. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp hợp tác đầu tư, kinh doah trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, giao thương, trao đổi hàng hoá. Thành lập các đoàn doanh nghiệp tham dự các chương trình, sự kiện lớn của hai bên trong khuôn khổ hoạt động của khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam,...
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng định hướng mở rộng hợp tác đa phương, trong đó có các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Việc kết nối ba bên giữa Việt Nam – Lào – Thái Lan trong các lĩnh vực Đầu tư, Thương mại, Giáo dục và Du lịch sẽ tạo nên một chuỗi giá trị liên quốc gia bền vững, giúp Hành lang Kinh tế Đông – Tây phát huy tối đa vai trò trục động lực khu vực như: Thái Lan là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến ở Đông Nam Á. Đắk Lắk có thế mạnh về nông sản như cà phê, hồ tiêu, cao su, và các loại trái cây nhiệt đới. Việc hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và chế biến nông sản sẽ giúp nâng cao giá trị nông sản của tỉnh.
Diễn đàn xúc tiến Thương mại, Đầu tư, Du lịch thúc đẩy Hành lang Kinh tế Đông – Tây là cột mốc quan trọng tạo đà cho nhiều sáng kiến hợp tác mới giữa các địa phương Việt Nam – Lào và các địa phương khác trong khu vực, tăng cường hơn nữa tình hữu nghị truyền thống và đưa Hành lang Kinh tế Đông – Tây bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và là cơ hội để hai bên đánh giá tiềm năng và lợi thế của mình, đồng thời xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong thời gian tới, là cầu nối giữa các nhà đầu tư Việt Nam và Lào, đặc biệt là tỉnh Sekong, nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư và kinh doanh có hiệu quả và cũng là dịp để quảng bá hình ảnh của tỉnh Sekong và các tỉnh của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.