Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2025

Thứ sáu - 04/04/2025 00:25
Sáng ngày 4/4/2025, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2025 với chủ đề Hội nghị xúc tiến thương mại nhằm tăng cường khai thác thị trường thực phẩm Halal toàn cầu. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại phòng họp 210, Nhà B, Trụ sở Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng và trực tuyến trên nền tảng Zoom.
Tham dự tại Hội nghị có Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, đại diện đến từ các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Sở Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí...

Theo chia sẻ của Ông Ramlan Bin Osman - Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia (HALCERT) - Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết về Halal và tiềm năng, cơ hội phát triển các sản phẩm Halal; Giới thiệu về trung tâm HALCER và các tiêu chuẩn Việt Nam về chứng nhận Halal thì hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trung bình từ 6% đến 7% mỗi năm, cho thấy nền kinh tế nội địa vững mạnh với tiềm năng cao. Việt Nam sở hữu nguồn nguyên liệu thô tiềm năng dồi dào cho ngành Halal, bao gồm cà phê, gạo, hải sản, sản phẩm nuôi trồng thủy sản, gia vị, các loại hạt, rau củ và trái cây, cho thấy khả năng lớn trong việc sản xuất các sản phẩm cuối cùng. Việt Nam cũng đã được công nhận là một trong những điểm đến du lịch quốc tế hàng đầu vào năm 2018, cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ lưu trú, bao gồm nhà hàng Halal và dịch vụ ăn uống. Như vậy, Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
Cũng tại Hội nghị, Ông Lê Phú Cường - Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho biết tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với Malaysia năm 2025 theo số liêụ của Tổng cục Hải quân Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a trong tháng 2 năm 2025 đạt 2,1 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khâu là 751,8 triệu USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,4 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ. Do kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều hơn kim ngạch xuất khẩu nên cân cận thương mại bị thâm hụt 631,2 tỷ USD, giảm 12,44% so với cùng kỳ, về giá trị tuyệt đối mức thâm hụt cân cân thương mại bằng 844% so với với giá trị xuất khân và giảm 89 triệu USD so với năm trước. Về xuất khẩu: hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng không đáng kể phần lớn là giảm so với cùng kỳ năm 2024. Chiếm tỉ trọng lớn nhất in Máy vì tình, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 0,64%. Chiếm tỉ trọng nhiều thứ hai là Sắt thép các loại giảm 0,4%, Sản phẩm hóa chất giảm 0,846, Cà phê giảm 0,8%, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 0,69%. Về nhập khẩu, các mặt hàng tăng giảm đan xen không đúng kẻ, mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và lĩnh kiện tăng 0,40%, Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ang khác chiếm vị tri thứ hai tăng 0,49%, xăng dầu giữ vị trí thứ ba về tỉ trọng và giảm 0,34% so với cùng kỳ năm 2024. Về thách thức với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: Nhiều sản phẩm của Việt Nam cần được chứng nhận Halal tại thị trường Malaysia, đây có thể là một quy trình phức tạp và tốn kém cho các doanh nghiệp dẫn đến số lượng sản phẩm có mặt trên thị trường chưa nhiều; Có sự cạnh tranh với các nước có hiệp định thương mại tự do với Malaysia như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... và sản phẩm của các này hiện diện đa dạng trên thị trường thực phẩm và đồ uống; Nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam chưa quen với thị trường và chưa thấy đối sản phẩm phù hợp với văn hóa tiêu dùng ở đây (ví dụ như bún, miến, mì có tên gọi địa phương và tương tự sản phẩm của ta, nhãn mác chưa dùng tiếng địa phương...); Khả năng tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại của doanh nghiệp Việt Nam.
Chứng chỉ halal không phải là yêu cầu bắt buộc đối với hàng nhập khẩu vào Malaysia, tuy nhiên nhiều nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chứng chỉ halal để đáp ứng phần đông người tiêu dùng sở tại. Một số lưu ý về sản phẩm Hala tại  Malaysia: Không chỉ hàng thực phẩm, nhiều mặt hàng khác cũng nên có chứng nhận halal; Chứng nhận halal do HCA cấp được JAKIM công nhận tại Malaysia, tuy nhiên các sản phẩm có các chứng nhận halal của các tổ chức khác công nhận cũng được doanh nghiệp và người tiêu dùng chấp nhận; Một số doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm thực phẩm có chứng chỉ halal bao gồm: các doanh nghiệp có hệ thống bán lẻ lớn: NSK Trade City, Mydin, Ecoshop...; các doanh nghiệp nhập khẩu phân phối lớn: Berjaya Food, LS Sales and Marketing Sdn. Bhd., Tian An Sdn.Bhd, Daiana Sdn. Bhd., Singlong Sdn. Bhd., Oval Spring Sdn. Bhd. .v.v. đã được Thương vụ mời về các Hội chợ Vietnam Foodexpo, Sourcing Expo, Vietnam Expo và tham gia làm việc với các doanh nghiệp sang tham gia gian hang của Thương vụ tại các hội chợ MIHAS 2024, FDM 20204, MIFB 2024, Selangor Summit các năm ... cũng như giới thiệu làm việc với nhiều DN lớn như Masan Consumer, TH Group, Vinamilk, T&T Group, Hương Sen Group...

Hội nghị được chia làm 2 Phiên: Phiên 1: Giới thiệu tiềm năng, cơ hội phát triển các sản phẩm Halal tại Việt Nam và thế giới (Giới thiệu về Halal và tiềm năng, cơ hội phát triển các sản phẩm Halal; Giới thiệu về trung tâm HALCERT và các tiêu chuẩn Việt Nam về chứng nhận Halal; Tình hình tiếp cận thị trường Halal của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và những khó khăn, thách thức). Phiên 2: Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm Halal và cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal sang các thị trường ASEAN, Trung Đông, Tây Nam Á và châu Phi.
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3 với chủ đề Hội nghị xúc tiến thương mại nhằm tăng cường khai thác thị trường thực phẩm Halal toàn cầu đã giúp các doanh nghiệp nhận diện và tận dụng những cơ hội phát triển trong ngành thực phẩm Halal, một lĩnh vực đang ngày càng phát triển trên thế giới. Cụ thể, hội nghị sẽ cung cấp thông tin về các xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của thị trường, cũng như những cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal đến các khu vực như ASEAN, Trung Đông, Tây Nam Á và Châu Phi. Bằng cách giới thiệu các tiêu chuẩn chứng nhận Halal quốc tế và Việt Nam, hội nghị cũng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình, yêu cầu chứng nhận Halal, từ đó mở rộng khả năng thâm nhập vào các thị trường quốc tế. Thêm vào đó, hội nghị cũng sẽ phân tích những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường Halal, từ đó đưa ra các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng trưởng xuất khẩu.

Tác giả: Tin: Hoàng Thúy An – Trung tâm XTTM

Nguồn tin: :

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây