Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm của ngành Công Thương

Thứ tư - 15/05/2024 03:39
Trong thời gian qua, số vụ ngộ độc và số người mắc ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng.  Năm 2023, toàn quốc đã ghi nhận 125 vụ làm trên 2.100 người mắc và làm 28 người tử vong tăng so với năm 2022. Gần đây, trên phạm vi cả nước ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt vụ ngộ độc ghi do ăn bánh mì xảy ra tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 450 người mắc phải nhập viện điều trị.
Trong năm 2023, riêng tỉnh Đắk Lắk, đã xảy ra 08 vụ ngộ độc thực phẩm tại 04 địa phương (thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện Lắk, Buôn Đôn, Ea Súp) với 86 người mắc, trong đó 77 người nhập viện điều trị, không có trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật, độc tố tự nhiên sẵn có trong thực phẩm như: vi khuẩn E.Coli, các loại ấu trùng, nấm rừng….
1
Người tiêu dùng tham quan mua sắm tại siêu thị
Để chủ động trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống các vụ ngộ độc liên quan đến thực phẩm, đặc biệt các sản phẩm từ bột và tinh bột thuộc nhóm thực phẩm có nguy cơ cao như: bún, bánh canh, bánh phở tươi, bánh mì… thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương. Ngày 14/5/2024, Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm và hướng dẫn sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm (quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019) đối với nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, đặc biệt những hành vi bị nghiêm cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng, an sinh xã hội; tiếp tục phối hợp liên ngành để tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, lấy mẫu và kiểm nghiệm các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, trước mắt chú trọng các cơ sở sản xuất là đầu mối cung cấp cho người dân trên địa bàn quản lý; đồng thời phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định để ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường và công khai các cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng; tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm chế biến bột, tinh bột truyền thống như bún, bánh phở, bánh canh tươi… để đánh giá thực trạng việc sử dụng hóa chất cấm hoặc phụ gia thực phẩm vượt giới hạn cho phép, sản phẩm mất an toàn thực phẩm, cảnh báo kịp thời cho cơ quan chức năng, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng nhằm ổn định nhanh chóng dư luận xã hội và phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến bột, tinh bột, đặc biệt các sản phẩm truyền thống như bún, bánh phở, bánh canh...; bên cạnh đó, hướng dẫn người dân về các biện pháp phòng chống, xử lý ngộ độc thực phẩm, khi người dân có các biểu hiện nghi ngờ do sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. 
2
Trái cây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm tuyệt đối không sử dụng hóa chất cấm hoặc phụ gia thực phẩm vượt giới hạn cho phép (theo quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cam kết không kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm sử dụng chất phụ gia ngoài danh mục cho phép. Khi có biểu hiện nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn cần chủ động thông tin cơ quan quản lý nhà nước để có kế hoạch thu hồi sản phẩm (nếu có).

Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Tú – Phòng Quản lý Công nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây