Một số giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp Sở (DDCI) ở nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên ngành

Thứ tư - 09/02/2022 03:02
Theo Quyết định số 3844/QĐ-UBND ngày 31/12/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt và công bố Chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk đối với 12 sở, ban, ngành và 15 huyện, thị xã, thành phố.
Đối với cấp Sở, Sở Công Thương đạt 63,74/100 điểm, đứng thứ 8/12. Nhằm góp phần cải thiện thứ hạng Chỉ số DDCI của Sở và với quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, đầu tư và cải cách hành chính để tạo nền tảng quan trọng, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với tỉnh nhà. Ở lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cấp Sở, nội dung các chỉ số thành phần cần cải thiện, cụ thể là các nội dung về (i) Số lần doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra của các sở ngành; (ii) Sự trùng lặp về nội dung các cuộc thanh tra, kiểm tra và (iii) Sự tuân thủ nội dung thanh tra, kiểm tra theo quyết định thanh tra, kiểm tra.
z3169024828017 e9c083493a5b6a438d0910c5d3c8322a
Báo cáo đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Đắk Lắk
Trong năm 2020 và 2021, bên cạnh những nỗ lực phòng chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh ta cũng không ngừng nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới nhằm thực hiện mục tiêu kép “phòng chống dịch” và “phát triển kinh tế”. Trong đó UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 của Chính phủ. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra (cụ thể: năm 2020 cắt giảm khoảng 75%, năm 2021 cắt giảm khoảng 87% các cuộc thanh tra, kiểm tra so với Kế hoạch trước khi điều chỉnh), nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành hàng năm đều được xem xét, cân nhắc, loại các đơn vị đã có kế hoạch hoặc đã thực hiện thanh tra, kiểm tra trong kỳ để tránh trùng lắp, chồng chéo. Qua rà soát, không có tình trạng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra 2 lần trở lên trong cùng năm; nội dung thanh tra, kiểm tra không bị trùng lặp, đồng thời nội dung thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng theo quyết định thanh tra, kiểm tra; không thanh tra, kiểm tra ngoài phạm vi, nội dung đã được phê duyệt.

Với tinh thần cầu thị, quyết tâm cải thiện chỉ số thành phần ở nội dung thanh tra, kiểm tra về Số lần doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra của các sở ngành; Sự trùng lặp về nội dung các cuộc thanh tra, kiểm tra và Sự tuân thủ nội dung thanh tra, kiểm tra theo quyết định thanh tra, kiểm tra. Thanh tra chuyên ngành Công Thương xây dựng các giải pháp để triển khai thực hiện trong năm 2022, nhằm góp phần cải thiện Chỉ số DDCI của Sở như sau:
dbdebe56aa2c66723f3d
Đối tượng được đáng giá - nguồn: Báo cáo DDCI
Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm, phải tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, đồng thời rà soát, gửi Thanh tra tỉnh xử lý chồng chép, trùng lắp đối theo đúng quy định. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo đúng Kế hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 190/QĐ-SCT ngày 14/12/2021 của Sở Công Thương, đồng thời thời tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Thứ hai, tổ chức việc công khai, minh bạch trong công tác thanh tra, kiểm tra thông qua các hình thức: công khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên trang thông tin điện tử của Sở đồng thời gửi thông báo cho các đối tượng thanh tra được biết theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn của Sở, tùy theo từng lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể, sẽ xem xét, cân nhắc và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác về nắm bắt tình hình, thu thập và phân tích thông tin qua nhiều kênh, nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu khác nhau để chủ động rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp, đơn vị, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, không bị gián đoạn.

Thứ ba, tổ chức triển khai tốt công tác giám sát trong hoạt động thanh tra, kiểm tra: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra. Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại đơn vị, địa phương; chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Sở, bảo đảm việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực thi một cách nghiêm minh, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác hậu kiểm, xác định lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc dư luận xã hội; kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị, chuyển hồ sơ, yêu cầu xử lý nghiêm khi phát hiện vi phạm nhằm tăng tính răn đe, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các đối tượng là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, từ đó hiểu rõ hơn về hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là các văn bản có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất hành vi vi phạm hành chính và thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra, góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương, ổn định xã hội.

Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và chú trọng công tác bồi dưỡng đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, bao gồm cả công chức của Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn. Đặc biệt là chú trọng đào tạo về chuyển đổi số cho đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo đủ năng lực, trình độ để từng bước thực hiện mục tiêu triển khai thanh tra, kiểm tra thông qua môi trường số; tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt tình hình, thu thập và phân tích thông tin trên môi trường số, hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của các cơ quan quản lý nhà nước và hệ sinh thái số của doanh nghiệp; đánh giá tình hình chấp hành và tuân thủ pháp luật, từ đó, kết hợp với việc đẩy mạnh công tác hậu kiểm, xác định cụ thể các nội dung cần đề xuất, kiến nghị tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra; vừa đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm, vừa cắt giảm tối đa chi phí thời gian và tránh gây phiền phức cho những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Thứ bảy, về mục tiêu kế hoạch năm 2022, hoàn thành 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng với các nội dung về lĩnh vực, nội dung thanh tra, kiểm tra, đối tượng và thời gian theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được Giám đốc Sở phê duyệt; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công chức Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, các quy chế hoạt động của đoàn thanh tra; tuyệt đối không lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tránh ảnh hưởng và tạo điều kiện tối đa để các đơn vị, doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, không bị gián đoạn./.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lâm - Thanh tra Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
JPY 160.50 162.12 169.87
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây