Vai trò của Kiểm tra viên điện lực trong công tác kiểm tra, giám sát ở lĩnh vực điện lực

Chủ nhật - 06/03/2022 22:39
Kiểm tra viên điện lực (KTVĐL) ở các Đơn vị điện lực như đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện có chức năng kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình điện và lưới điện; về hợp đồng mua bán điện của bên mua điện; việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; việc cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện của bên sử dụng điện; ngăn chặn kịp thời các hành vi bị cấm trong sử dụng điện như các hành vi về phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực; trộm cắp điện; sử dụng điện để bẫy, bắt động vật... 
Nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn của KTVĐL ở các Đơn vị điện lực được pháp luật quy định cụ thể (1), trong bài viết chỉ đề cập đến vai trò của KTVĐL trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. 
hinh 1
Hoạt động kiểm tra sử dụng điện của KTV Điện lực Bắc Buôn Ma Thuột
Hiện nay, ngành Điện lực tỉnh Đắk Lắk đang quản lý, vận hành và khai thác hơn 387km đường dây 110kV, 245km đường dây trung áp 35kV, 4.474km đường dây trung áp 22kV và 6.456km đường dây hạ áp, đồng thời cũng đang quản lý, vận hành 13 trạm 110kV (với dung lượng 705MVA), 05 trạm 35/22kV (với dung lượng 38,9MVA) và 5.625 trạm biến áp phụ tải có tổng dung lượng hơn 1.463.000kVA. Bên cạnh đó, cũng đang quản lý hơn 560 nghìn khách hàng sử dụng điện với khoảng 558 nghìn công tơ điện các loại. Trong thời gian qua, việc quản lý, vận hành, khai thác các loại đường dây tải điện, máy biến áp và các trang thiết bị phụ trợ truyền dẫn điện, đã cung ứng kịp thời, phục vụ nhu cầu tiêu dùng điện của Nhân dân và cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời không để xảy ra những sự cố đáng tiếc. Đây là sự nỗ lực lớn của Điện lực tỉnh nhà, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng KTVĐL trong việc kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, kiểm tra thiết lập hồ sơ xử lý các vụ việc vi phạm trong sử dụng điện, an toàn công trình điện lực và lưới điện ... trên địa bàn tỉnh. 
Hinh 2
Kiểm tra an toàn và bảo vệ công trình, trang thiết bị điện là một trong những nhiệm vụ của KTVĐL
Tổng kết 8 năm thi hành Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ (2), lực lượng KTVĐL ở các Đơn vị điện lực đã tổ chức gần 160 ngàn lượt kiểm tra, giám sát, phát hiện trên 770 trường hợp với hơn 1,270 triệu kWh điện vi phạm và lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt hơn 1,166 tỷ đồng. Kết quả xử lý vi phạm này, phần lớn các vụ việc do KTVĐL ở các Đơn vị điện lực phát hiện và chuyển hồ sơ xử lý. Điểm qua số liệu nêu trên để thấy rằng vai trò và nhiệm vụ của KTVĐL là hết sức nặng nề trong việc thực hiện nhiệm vụ mang tính chuyên môn, kỹ thuật của mình trên địa bàn rộng lớn thuộc khu vực miền núi và vùng biên giới, còn nhiều khó khăn. Mà hiện nay toàn tỉnh mới có khoảng 200 KTVĐL của các Đơn vị điện lực, bao gồm cả HTX điện nông thôn được cấp thẻ KTVĐL, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thiết lập các hồ sơ vụ việc để chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực điện lực. 
Hinh 3
Hệ thống ĐMTMN được đầu tư nhiều trong thời gian qua
Từ ngày 31/01/2022( ), mặc dù không còn chức năng lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi phát hiện sai phạm của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực điện lực. Nhưng vai trò của KTVĐL ở các Đơn vị điện lực là không thể thiếu trong quá trình kiểm tra, giám sát cũng như thiết lập hồ sơ ban đầu các vụ việc vi phạm như lập biên bản kiểm tra sử dụng điện, biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện, tính toán giá trị sản lượng điện bị trộm cắp, vẽ sơ đồ trộm cắp điện ..., và một điều quan trọng hơn nữa là việc xác định đối tượng và hành vi vi phạm hành chính; xác định thẩm quyền xử phạt để chuyển hồ sơ ban đầu cho người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt theo quy định của pháp luật. Thiết nghĩ, với vai trò và nhiệm vụ được giao hiện nay của lực lượng KTVĐL ở các Đơn vị điện lực, kiến nghị một số nội dung nhằm góp phần nâng cao vị trí, vai trò của KTVĐL trọng hoạt động kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực điện lực như sau.
Thứ nhất, cần tổ chức tổng kết, đánh giá vị trí, vai trò của kiểm tra viên điện lực ở các Đơn vị điện lực trong thời gian qua: Trong qui trình xử lý vụ việc, từ khâu kiểm tra, giám sát, phát hiện vi phạm, thiết lập hồ sơ ban đầu đến khâu chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền để xử lý vi phạm, cần xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của KTVĐL sẽ thực hiện ở từng khâu như thế nào, nghĩa vụ và quyền hạn đến đâu. Để từ đó xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05/10/2018) và sau khi Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ bỏ chức năng lập biên bản vi phạm hành chính của lực lượng này cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và quy định của pháp luật.
Hinh 4
Công tác kiểm tra, giám sát hệ thống ĐMTMN được tăng cường - Ảnh 4: PC Đắk Lắk cung cấp
Thứ hai, tiếp tục duy trì và xem lực lượng KTVĐL ở các Đơn vị điện lực như là “cánh tay nối dài” của cơ quan quản lý nhà nước về điện lực ở địa phương: Trong điều kiện hiện tại, KTVĐL ở cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về điện (Sở Công Thương, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Kinh tế hiện chỉ có khoảng 10 Kiểm tra viên điện lực) chưa thể kiểm tra, giám sát được tất cả các hoạt động về điện lực trên địa bàn tỉnh, thì lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực ngay từ cơ sở, cũng như hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về điện lực cho người dân biết, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc tổ chức thi hành pháp luật về điện lực trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ: ngoài tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, KTVĐL cần được thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn các chuyên đề về pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát của mình. Cũng như rèn luyện các kỹ năng về lập các loại biên bản cũng thiết lập hồ sơ ban đầu về xử lý VPHC để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt VPHC. Đồng thời đổi mới phương pháp và nội dung trong việc kiểm tra, sát hạch, cấp thẻ kiểm tra viên điện lực, chú trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng, trang bị kiến thức pháp luật về dân sự, về xử lý vi phạm hành chính ... để mỗi KTVĐL phát huy được vai trò của mình và cùng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực điện lực kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk./.

Chú thích:
[1] tại Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05/10/2018)
[2] Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thuỷ điện, sử dụng điện tiết kiệm an toàn và hiệu quả

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lâm - Thanh tra Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
CCHC
Đánh giá dịch vụ công
Bình chọn SẢN PHẨM CNNTTB
Tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm thương mại
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,660.26 15,818.45 16,326.56
CAD 17,743.11 17,922.33 18,498.03
CNY 3,357.08 3,390.99 3,500.45
EUR 26,018.34 26,281.16 27,446.04
GBP 30,390.95 30,697.93 31,684.00
HKD 3,086.91 3,118.09 3,218.25
JPY 158.69 160.29 167.96
SGD 17,871.79 18,052.31 18,632.18
USD 24,580.00 24,610.00 24,950.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây