Công Thương Đắk Lắk: Triển khai công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.

Thứ hai - 04/01/2021 01:51

Nhằm tăng cường sư ̣lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Lãnh đạo Sở đối với các phòng, đơn vi trực̣ thuộc và công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với công tác quản lý Nhà nước để có biện pháp phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong toàn Ngành Công Thương; Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị và đội ngũ công chức, viên chức trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác PCTN. Tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động của công chức, viên chức, người lao động trong công tác PCTN; góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Công Thương Đắk Lắk: Triển khai công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.

Theo đó, nội dung thực hiện cụ thể như sau: 
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng: 
- Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức quán triệt các phòng, các đơn vị trực thuộc tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền , phổ biến sâu rộng các chủ trương , chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN. Đưa nội dung phòng , chống tham nhũng, lãng phí vào chương trình hội nghị công chức viên chức, trong sinh hoaṭcơ quan , đơn vi,̣sinh hoạt chi bộ để cho đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vi thuộc̣ phaṃ vi quản lý của mình nắm bắt và thực hiện.
- Trưởng các phòng chuyên môn, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh triển khai, quán triệt các quy định của pháp luật về công tác PCTN; tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCTN cho công chức, viên chức trong đơn vị mình. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN trong đảng viên, công chức, viên chức là nhiệm vụ có tính chất thường xuyên và xuyên suốt, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức trong công tác PCTN. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và các biện pháp phát hiện tham nhũng để ngăn chặn và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng.
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến: chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN, thưc̣ hành tiết kiêṃ, chống lang̃ phí, cụ thể: Nghị quyết Trung ương  3 (khóa X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kết luận số 10-KL/TW ngày 29/11/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X ); Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chinh́ tri vệ̀ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
- Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy đinḥ một số điều về Luật PCTN; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức;
Lựa chọn một số nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng theo Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được ban hành theo Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 29/10/2019 của UBND tỉnh để truyên truyền, phổ biến trong toàn ngành.
2. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng:
Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị: Công khai việc sử dụng tài chính, mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản; công khai trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; công khai trong công tác quy hoạch, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, chuyển ngạch lương, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, hưu trí đối với công chức, viên chức và người lao động. 
Hình thức công khai, minh bạch: niêm yết tại trụ sở, trên trang thông tin điện tử, thông qua các cuộc họp giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị cán bộ công chức theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, đơn vị: Rà soát quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, đơn vị đã ban hành, nếu các qui định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ ... chưa phù hợp với các quy định hiện hành thì điều chỉnh hoặc ban hành quy chế mới cho phù hợp để thực hiện trong năm 2021; Người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tạo mọi điều kiện để công chức, viên chức, người lao động tham gia giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí, ngân sách Nhà nước và thực hiện các chế độ, chính sách tại cơ quan, đơn vị; các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc và từng công chức, viên chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu hành chính; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách nhà nước và tài sản, phương tiện công tác được giao.
Thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị: 
Về thực hiện quy tắc ứng xử: Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
Về tặng quà và nhận quà tặng: không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; không sử dụng tài chính công để tặng quà, trừ những quy định khác của pháp luật.
Về kiểm soát xung đột lợi ích: khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp về kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định từ Điều 28 đến Điều 35 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.
Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị: 
Tổ chức rà soát các vị trí công tác tại Sở và các đơn vị trực thuộc theo Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi được quy định tại Phụ lục của Nghị định 59/2019/NĐ-CP, đồng thời tuân thủ quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi.
Đối với cơ quan, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, đơn vị đó thì việc chuyển đổi phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp để lập kế hoạch chuyển đổi chung.

Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt:
Về cải cách thủ tục hành chính: triển khai kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính; tiếp tục tiến hành cập nhật các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp: tỉnh, huyện, xã cần công bố sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ đã được UBND tỉnh công bố, ban hành; thực hiện niêm yết công khai các TTHC mới ban hành theo đúng nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về công tác quản lý Nhà nước của Sở.
Về ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt: Thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC công trực tuyến mức độ 3, đồng thời tiếp nhận giải quyết TTHC công trực tuyến mức độ 4 trên hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông của tỉnh Đắk Lắk (đối với TTHC về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 04/02/2020 của UBND tỉnh). Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1091/KH-SCT ngày 16/09/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại Sở Công Thương giai đoạn 2021-2025; thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Tổ chức chi trả lương qua hệ thống tài khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo qui định.
Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị:
Thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập nhằm bảo đảm việc kê khai nghiêm túc, trung thực, đầy đủ; rà soát lại người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó lưu ý về việc kê khai lần đầu, kê khai hằng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ, được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và Hướng dẫn việc kê khai tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.
Tổ chức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập: Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai thuộc Sở và các đơn vị trực thuộc phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan hoặc công khai tại cuộc họp bao gồm toàn thể cán bộ, công chức, viên chức.
2.7. Thực hiện qui định về trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 81 đến Điều 87 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
3. Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng:
Công tác thanh tra, kiểm tra: Tổ chức thanh tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt (Quyết định số 205/QĐ-SCT ngày 22/12/2020 của Sở Công Thương), nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì kịp thời đề xuất thanh tra, kiểm tra đột xuất theo quy định của pháp luật. Trong năm 2021, thực hiện 01 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; 
Qua thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện kiến nghị sửa đổi cơ chế chính sách không còn phù hợp với thực tiễn hoặc những sơ hở, bất cập trong quản lý Nhà nước. 
Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng: 
Thanh tra Sở, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải tham mưu cho Lãnh đạo sở xem xét giải quyết theo thẩm quyền và áp dụng các biện pháp để bảo vệ người phản ánh, tố cáo, kịp thời động viên, khen thưởng người phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng.
4. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong PCTN:
Phối hợp với Công đoàn ngành, Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác trong cơ quan, các đơn vị trực thuộc Sở trong việc tuyên truyền, phòng ngừa và phát hiện tham nhũng trong cơ quan, đơn vị.
Đa dạng hoá nội dung, hình thức tuyên truyền pháp luật về PCTN thông qua các hội nghị tập huấn pháp luật, bản tin, trang tin điện tử của Sở; tổ chức và hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2021, nhằm nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp, Nhân dân trong đấu tranh PCTN, nhất là trong việc phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng của công chức, viên chức trong thi hành công vụ.

Tác giả: Mai Thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
CCHC
Đánh giá dịch vụ công
Bình chọn SẢN PHẨM CNNTTB
Tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm thương mại
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,728.49 15,887.36 16,397.67
CAD 17,838.70 18,018.89 18,597.66
CNY 3,362.31 3,396.27 3,505.89
EUR 26,020.03 26,282.86 27,447.78
GBP 30,490.41 30,798.39 31,787.64
HKD 3,088.58 3,119.77 3,219.98
JPY 158.93 160.54 168.22
SGD 17,918.05 18,099.04 18,680.38
USD 24,600.00 24,630.00 24,970.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây