Phát triển Thương mại điện tử: Thực trạng và Giải pháp

Thứ tư - 04/10/2023 23:11
     Phát triển  thương mại điện tử (TMĐT) thực chất là cách thức các doanh nghiệp sử dụng Internet, Website và các thiết bị điện tử, các mạng viễn thông để quảng bá, giới thiệu sản phẩm với mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến thị trường tiêu dùng; giao dịch TMĐT sử dụng chủ yếu các thiết bị điện tử và môi trường mạng viễn thông 
3
3
     Nhờ sử dụng Internet, các bên tham gia giao dịch không phải gặp gỡ trực tiếp mà có thể đàm phán giao dịch được với nhau thông qua mạng thông tin toàn cầu; thị trường hoạt động TMĐT là thị trường phi biên giới, hoạt động TMĐT không bị bó hẹp trong một không gian địa lý nhất định, TMĐT diễn ra linh hoạt , không giới hạn thời gian, hoạt động 24/24; có 3 chủ thể tối thiểu để tham gia TMĐT là bên bán, bên mua và bên cung cấp dịch vụ.
     Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh đạt kết quả như:
     Hoàn thiện hạ tầng pháp lý cho TMĐT theo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định; triển khai phát triển hệ thống thanh toán TMĐT; các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, đặc biệt loại hình TMĐT doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B);  Thực hiện các biện pháp đảm bảo hạ tầng an toàn, an ninh cho TMĐT, chứng thực chứng từ điện tử và xử lý vi phạm trong TMĐT.
     Khoảng 5% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt khá cao; doanh số TMĐT B2C hàng năm đều tăng bình quân khoảng 10%/năm;  TMĐT xuyên biên giới phát triển chưa nhiều. Giao dịch thương mại điện từ B2B chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2020; 25% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên các thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 80% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin;  50% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn hàng thông qua các ứng dụng TMĐT;  100% các siêu thị, trung tâm thương mại cho phép người dùng thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử; 10% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm.
    Các Sở, ban ngành của tỉnh 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2 vào năm 2016,  Hiện nay, phần lớn dịch vụ công liên quan tới xuất nhập khẩu của tỉnh Đắk Lắk đều đạt mức độ 3 và 4, trong đó 87,5% đạt mức độ 4;  20% dịch vụ công liên quan tới thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020;  100% các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, 30% gói thầu mua sắm công được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;  Toàn bộ các thủ tục hành chính công được thực hiện theo Cơ chế một cửa điện tử liên thông của tỉnh Đắk Lắk và được triển khai dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 2 trở lên. Trong đó: mức độ 2 chiếm 70%; mức độ 3 chiếm 27% và mức độ 4 chiếm 3%. Cơ chế một cửa điện tử liên thông của tỉnh Đắk Lắk cho tất cả các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, ngành, địa phương về vi phạm, đối tượng.    
     Từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19 đến nay, các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương hàng hóa đã gặp rất nhiều khó khăn. Trước bối cảnh đó, xúc tiến thương mại tìm kiếm khách hàng và xuất khẩu hàng hóa điện tử là hướng đi tất yếu. Việc chuyển đổi từ xúc tiến thương mại truyền thống, trực tiếp sang xúc tiến thương mại hiện đại trực tuyến là giải pháp được cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp thúc đẩy nhằm kết nối phục hồi sản xuất, mở rộng thị trường. 
      Triển khai Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 phấn đấu đến năm 2025 đạt được những mục tiêu cụ thể như: 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm; Doanh số TMĐT B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm đạt 35 tỷ USD chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa. Thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 50% trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian chiếm 80%; 70% giao dịch qua các Website/ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử; 80% Wesite TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di động…
     Đắk Lắk là tỉnh miền núi, tuy nhiên tốc độ phát triển TMĐT cao hơn so với mặt bằng trung bình chung cả nước. Thời gian qua do ảnh hưởng của Covid-19, cách thức mua sắm của người dân trên địa bàn đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, các mạng xã hội, các công cụ bán hàng trực tuyến được người dân truy cập và giao dịch thường xuyên. Năm 2021 chỉ số TMĐT của tỉnh xếp thứ 22, năm 2022 chỉ số TMĐT xếp thứ 18 trên toàn quốc, đây là chỉ số đánh giá sự phát triển TMĐT của địa phương.
Đắk Lắk từng bước hoàn thiện hạ tầng pháp lý TMĐT, theo kịp thực tiễn phát triển của các mô hình và hoạt động TMĐT khác nhau trong xã hội; Xây dựng và phát triển các tiện tích thanh toán trực tuyến để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, không ngừng khuyến khích phát triển TMĐT xuyên biên giới, gắn TMĐT với các hoạt động xuất nhập khẩu, phấn đấu giao dịch TMĐT B2B chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025.  
     Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng TMĐT cho cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, mạng xã hội và các hình thức khác…Tổ chức tập huấn ngắn hạn tập trung vào các nội dung sau: sử dụng phần mềm quản lý trực tuyến thông tin xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; kiến thức pháp luật về TMĐT, gian lận trong TMĐT và các chế tài xử lý vi phạm; luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử… cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận biết lợi ích của TMĐT và các điều kiện cần thiết để tham gia TMĐT.
     Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật về chống hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường trực tuyến. Cảnh báo các hành vi vi phạm phổ biến về TMĐT như: quảng cáo, khuyến mãi; hàng giả, hàng cấm và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; cạnh tranh không lành mạnh; lừa đảo, gian lận; không đăng ký, thông báo hoặc giả mạo thông tin đăng ký, thông báo; biện pháp kiểm soát người bán và hàng hóa; cung cấp thông tin; giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến.
     Tổ chức các hoạt động thanh, kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực TMĐT và xử lý các hành vi vi phạm hành chính, nắm vững tình hình phát triển TMĐT làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;  xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và hình thành lực lượng phản ứng nhanh để kịp thời xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử; nghiên cứu thị trường TMĐT trong và ngoài nước; các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển TMĐT trong xu hướng hiện nay phù hợp hoạt động phát triển TMĐT địa phương.
2
Giao ban XTTM với các thị trường nước ngoài
       Phối hợp với các sàn giao dịch TMĐT lớn của Việt Nam tổ chức khu hàng Việt trên sàn; chọn lọc đưa vào các sản phẩm có thương hiệu uy tín của tỉnh, có hàm lượng nội địa hóa cao để hỗ trợ và quảng bá;  tập hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về sản phẩm tiêu biểu của địa phương và hỗ trợ đưa các sản phẩm ra thị trường thông qua TMĐT; Tổ chức chuỗi cung ứng TMĐT cho các mặt hàng nông sản, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản Việt Nam. 
      Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động TMĐT trong tình hình mới, mặt khác giúp doanh nghiệp địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung ưu tiên, khai thác thị trường đã có FTA với Việt Nam, duy trì các thị trường truyền thống và khai thác các thị trường tiềm năng. Ưu tiên xuất khẩu ngành hàng có thế mạnh như nông, lâm, thủy sản, có giá trị gia tăng cao và các mặt hàng xuất khẩu mới. Đồng thời, triển khai TMĐT một cách hiệu quả, phù hợp với từng ngành hàng,từng thị trường.
     Đối với doanh nghiệp, để tham gia TMĐTcó hiệu quả, doanh nghiệp cần phải có sản phẩm đủ khả năng, tiềm năng xuất khẩu với giá thành cạnh tranh;  có nhân sự chuyên trách và gian hàng quảng bá chuyên nghiệp trên không gian mạng; tích cực nâng cao thứ hạng gian hàng, tăng khả năng quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, do tính cạnh tranh trong thương mại điện tử rất khốc liệt nên doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi số sớm như xây dựng website, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của công ty mình một cách chuyên nghiệp; tham gia các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nguồn lực có hạn chế nhưng lại có lợi thế do có quy mô nhỏ nên chuyển đổi số sẽ dễ dàng và ở trong phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với doanh nghiệp lớn. Yếu tố cần nhất của chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy người lãnh đạo đến xây dựng hạ tầng, đào tạo nhân sự và cuối cùng mới là yếu tố công nghệ.
6
Sản phẩm Đắk Lắk trên sàn Shopee
5
Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu đang bán trên sản Lazada

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây