Chủ trì hội nghị tổng kết chương trình khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng chương trình khuyến công giai đoạn 2021 – 2025.(Ảnh: Lê Bích)
Tại Hội Nghị Ông Lưu Văn Khôi - Giám đốc Sở Công Thương phát biểu khai mại Hội Nghị tổng kết chương trình khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng chương trình khuyến công giai đoạn 2021 – 2025.
Ông Lưu Văn Khôi - Giám đốc Sở Công Thương phát biểu khai mại Hội Nghị tổng kết chương trình khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng chương trình Khuyến công giai đoạn 2021 – 2025. (Ảnh: Lê Bích)
Kết quả thực hiện chương trình hoạt động khuyến công tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 82 đề án khuyến công địa phương và 4 đề án khuyến công quốc gia, tổng kinh phí gần 22,4 tỷ đồng; trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 9,1 tỷ đồng, vốn đối ứng của đơn vị thụ hưởng hơn 13,2 tỷ đồng. Các đề án Khuyến công được thực hiện ở hầu hết các huyện, thị xã, các xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, đối tượng được triển khai các doanh nghiệp vừa và nhỏ hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ kinh doanh theo quy định.
Trong giai đoạn 2016 – 2020 khuyến công được tập trung thực hiện trong giai đoạn này là 15 đề án nâng cao năng lực kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch trong công nghiệp (kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng), 42 đề án xây dựng mô hình ứng dụng máy móc tiên tiến (gần 17 tỷ đồng), 11 đề án hỗ trợ cơ sở CNNT tham gia hội chợ, triển lãm (768 triệu đồng), 7 đề án nâng cao năng lực quản lý về tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công (292 triệu đồng)... Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn do chưa hình thành được mạng lưới cộng tác viên khuyến công; một số chủ cơ sở CNNT thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc mua máy móc thiết bị không đúng đề án phê duyệt ban đầu; kinh phí dành cho hoạt động khuyến công còn hạn chế…
Trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành khuyến công tỉnh phấn đấu tập huấn cho khoảng 1.000 người về kỹ thuật sơ chế bảo quản nông sản sau thu hoạch; xây dựng 5 mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ chuyển giao ứng dụng thiết bị tiên tiến cho 100 cơ sở; thành lập 10 cơ sở sản xuất CNNT và đưa 100 doanh nghiệp, cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện chương trình giai đoạn này dự kiến 55 tỷ đồng; trong đó nguồn khuyến công hỗ trợ 29 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng của đơn vị thụ hưởng và nguồn xã hội hóa.
Tại Hội nghị còn có nghe các bài tham luận và phát biểu tại Hội nghị của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ea H’leo; phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ea Súp; phòng Kinh tế Buôn Ma Thuột; UBND huyện Cư M’gar; UBND thị xã Buôn Hồ; Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk; HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu; Công ty TNHH cà phê 721.
Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận tại Hội Nghị (Ảnh: Lê Bích)
Tại hội nghị, Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị Sở Công Thương và các đơn vị bám sát các nội dung định hướng trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ, các Quyết định của Chính phủ và Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh hoạt động khuyến công.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh hoạt động khuyến công cần tập trung:
Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nội dung, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm trong hoạt động khuyến công; các cán bộ, công chức, viên chức quản lý cần phải đồng hành cùng doanh nghiệp và các cơ sở công nghiệp nông thôn; cần nâng cao năng lực về mọi mặt, tránh tình trạng tư duy cấp phát, giải ngân, hành chính hóa hoạt động;
Tập trung, nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến cung cấp thông tin, trang bị kiến thức giúp nâng cao năng lực quản trị và sản xuất kinh doanh các cơ sở công nghiệp nông thôn để thực hiện tốt các mục tiêu như truyền cảm hứng, khơi dậy ý chí, tinh thần khởi nghiệp để phát triển thêm nhiều đơn vị sản xuất công nghiệp mới. Áp dụng có hiệu quả việc sản xuất sạch hơn trong sản xuất kinh doanh; quảng bá, nhân rộng mô hình điểm về sản xuất công nghiệp đã ứng dụng công nghệ mới và áp dụng sản xuất sạch hơn thành công để đẩy mạnh tính lan tỏa, nhân rộng mô hình ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ mới, thúc đẩy việc đầu tư của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của tỉnh; Kiện toàn, sắp xếp tổ chức khuyến công trên đia bàn theo định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gắn với nhiệm vụ của ngành Công Thương; tập trung nâng cao vai trò trong tư vấn để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tất cả các khâu, từ ý tưởng khởi nghiệp, khai thác ứng dụng công nghệ mới, sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm; Đối với các đề án khuyến công, cần phải làm tốt công tác phối hợp để đánh giá đúng tính khả thi của từng đề án, khả năng của chủ cơ sở, đảm bảo phù hợp quy định pháp luật hiện hành; theo dõi sát tiến độ để kịp thời hỗ trợ điều chỉnh, tránh bị động, điều chỉnh kế hoạch nhiều lần; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp khi thực hiện đề án; Chủ động tranh thủ nguồn vốn Trung ương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động khuyến công...
Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 4 cá nhân; Sở Công thương tặng Giấy khen cho 3 tập thể, 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến công giai đoạn 2016 – 2020.
UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến công giai đoạn 2016-2020.(Ảnh: Lê Bích)
Giám đốc Sở Công thương tặng Giấy khen cho 3 tập thể, 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến công giai đoạn 2016 – 2020.(Ảnh: Lê Bích)
Một số hình ảnh khu trưng bày các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh: