Nghiệm thu hoàn thành và đưa máy móc thiết bị trong chế biến sầu riêng vào hoạt động tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắc

Thứ ba - 19/11/2024 21:32
Ngày 18/11/2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Krông Pắc tổ chức nghiệm thu hoàn thành Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến sầu riêng tại Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Sấy SỐ 1, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc
Huyện Krông Pắc có trên trên 24. 000 ha diện tích cây lương thực có hạt với sản lượng đạt 177.843 tấn/năm, diện tích trồng cây lâu năm trên 29.000 ha. Riêng về diện tích trông sầu riêng, theo số liệu rà soát vào tháng 3/2023, toàn huyện Krông Pắc có 7.157 ha sầu riêng, tăng hơn 3.000 ha so với năm 2022. Trong đó, diện tích trồng thuần sầu riêng là 610 ha, diện tích trồng xen trong vườn cà phê là 6.547 ha; có hơn 3.300 ha trong thời kỳ kinh doanh, tập trung chủ yếu tại xã Ea Yông, Ea Kênh, Ea Knuếc. Giống sầu riêng chủ yếu là Dona, phần còn lại là các giống Ri6, Musang King… Năm 2024, toàn huyện đã tăng gần 1.000 ha sầu riêng so với năm 2023; diện tích sầu riêng trong thời kỳ kinh doanh cũng tăng 695 ha; dự kiến tổng sản lượng sầu riêng toàn huyện đạt trên 92.000 tấn. Diện tích sầu riêng được cấp chứng nhận VietGAP đã đạt trên 1.200 ha.
Trao đổi tại buổi nghiệm thu
Phát triển công nghiệp chế biến sầu riêng trên địa bàn huyện Krông pắc nói riêng và toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung còn thấp, chưa phát huy được đầy đủ lợi thế của tỉnh. Công nghiệp chế biến sầu riêng trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng thiếu bền vững; khoảng cách phát triển công nghiệp chế biến sầu riêng giữa các vùng trong tỉnh có xu hướng tăng, nhiều nơi còn rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu là một phần do các cơ sở chế biến với quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện sản xuất, phương pháp chế biến lạc hậu, công suất thấp nên năng suất chưa cao, năng lực chế biến còn hạn chế chưa nâng cao được sức cạnh tranh về giá và sản lượng. Các sản phẩm sầu riêng vẫn đang được xuất đi ở dạng tươi, chưa được chế biến sâu, chưa đa dạng, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Do chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến dẫn đến chất lượng, giá trị sản phẩm còn thấp.
Kiểm tra quá trình vận hành của máy sấy thăng hoa tại cơ sở
Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Sấy SỐ 1 được thành lập năm 2023 có địa điểm nhà xưởng tại KDC Thái Bình Dương, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc chuyên chế biến các sản phẩm nông sản. Với lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương, để nâng cao chất lượng sản phẩm sầu riêng. Công ty nhận thấy việc đổi mới ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khâu sản xuất, chế biến, chế biến sâu sản phẩm sầu riêng, sản phẩm sầu riêng được chế biến theo quy trình công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao được giá trị của sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường và đảm bảo sự phát triển nền công nghiệp chế biến bền vững hiệu quả cao.
Sản phẩm sầu riêng sau khi sấy
Sau khi hoàn tất hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét, Sở Công Thương đã phê duyệt hỗ trợ 200 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 để triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ này, cụ thể hỗ trợ  01 máy sấy thăng hoa WHFD-100 phụ vụ cho việc chế biến nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của sản phẩm sầu riêng.
Qua theo dõi quá trình vận hành máy móc thiết bị và cho ra sản phẩm sầu riêng sấy đạt yêu cầu tại cơ sở, đại diện các bên tham gia nghiệm thu thống nhất nghiệm thu và đưa ra các yêu cầu cần thiết đáp ứng trong quá trình sản xuất tại cơ sở nhằm đảm bảo an toàn về môi trường, vệ sinh thực phẩm cũng như các tiêu chuẩn chất lượng, bao bì đóng gói, nhãn hiệu… trước khi ra thị trường tiêu thụ.
Đại diện Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp cũng đưa ra ý kiến về định hướng quảng bá, phát triển sản phẩm thông qua các đợt hội chợ triển lãm, kết nối giao thương do Sở Công Thương tổ chức, đồng thời phổ biến các tiêu chí để được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại các kỳ bình chọn sắp đến.
Đại diện chính quyền địa phương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở, doanh nghiệp khởi nghiệp có đội ngũ lãnh đạo trẻ năng động, đi đầu tiếp cận các Chương tình Khuyến công trong việc ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào khâu sản xuất, chế biến, quảng bá phát triển thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dung, đem lại lợi nhuận cho cơ sở. Góp phần phát triển công nghiệp chế biến tại địa phương.
 

Tác giả: Tin: Nguyễn Thị Thành - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây