ĐẮK LẮK: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020.

Thứ ba - 12/05/2020 21:53
Chương trình khuyến công giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, từng bước góp phần đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Việc hỗ trợ một phần kinh phí khuyến công đã tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh nhằm phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, tạo tiền đề cho xây dựng nông thôn mới.
Trong giai đoạn 2014 - 2020 Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp  Đắk Lắk đã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh được 124 đề án với tổng vốn thực hiện (giai đoạn 2014 - 2020): 33.253 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 11.731 triệu đồng; vốn tự có của các cơ sở công nghiệp nông thôn 21.522 triệu đồng, cụ thể: - Khuyến công quốc gia (KCQG): 11.288 triệu đồng (kinh phí KCQG: 2.076 triệu đồng; kinh phí đơn của vị thụ hưởng: 9.212 triệu đồng). - Khuyến công địa phương: 21.965 triệu đồng (kinh phí KCĐP: 9.655 triệu đồng; kinh phí đơn vị thụ hưởng: 12.310 triệu đồng) cụ thể:
- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT): Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2020, đã triển khai 23 đề án nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, nâng cao nhận thức về lợi ích áp dụng sản xuất sạch trong công nghiệp với tổng số kinh phí 1.639 triệu đồng. Trong đó, có các đề án phối hợp thực hiện như: Phối hợp với Tỉnh đoàn Đắk Lắk về “Tập huấn khởi sự doanh nghiệp và phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến công cho đoàn viên thanh niên”; phối hợp với Hội nông dân tỉnh Đắk Lắk về “Tập huấn sơ chế bảo quản nông sản sau thu hoạch và phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến công cho hội viên Hội nông dân”; tổ chức các hội thảo, tập huấn theo chuyên đề; hỗ trợ khảo sát học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công và quản lý công nghiệp tại các tỉnh trong nước.
- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2020 đã thực hiện được 62 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, trong đó: - Khuyến công quốc gia: 01 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và 04 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến với tổng kinh phí 1.020 triệu đồng; 3 - Khuyến công địa phương: 57 đề án về hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, với tổng kinh phí 5.607 triệu đồng. Các đề án hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, giúp cho các cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng các máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, điêu khắc mỹ nghệ, sơ chế nông sản, gia công sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho các cơ sở sản xuất CNNT, tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tại địa phương, góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
80742814 721501465006171 4240405070853701632 n

 - Hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT: - Công tác tổ chức hội chợ - triển lãm: 01 đề án khuyến công quốc gia về tổ chức hội chợ, triển lãm hàng CNNT tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên (năm 2016) tại Đắk Lắk, với tổng kinh phí 1.056 triệu đồng; - Tổ chức tham gia hội chợ - triển lãm trong nước: 13 đề án hỗ trợ cơ sở CNNT tham gia hội chợ, triển lãm, với tổng số kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) 1.019 triệu đồng; hỗ trợ các cơ sở CNNT tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Công tác tôn vinh sản phẩm CNNT tiêu biểu: Năm 2017 đã tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh lần thứ 01, có 06 đơn vị với 08 sản phẩm đạt giải; năm 2018 các sản phẩm đạt giải cấp tỉnh được tham dự bình chọn khu vực miền Trung - Tây Nguyên, kết quả có 04 đơn vị với 05 sản phẩm đạt giải cấp khu vực; năm 2019 các sản phẩm đạt cấp khu vực lập hồ sơ tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia và kết quả được Bộ Công Thương công nhận có 3 đơn vị, với 04 sản phẩm đạt sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia; năm 2019 tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh lần thứ 02, có 04 đơn vị, với 06 sản phẩm được công nhận đạt sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh và các sản phẩm đạt giải cấp tỉnh lần này sẽ đăng ký tham gia bình chọn cấp khu vực năm 2020 tại tỉnh Quảng Bình. Thông qua bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp đã tôn vinh sản phẩm có chất lượng, tiềm năng phát triển; là cơ sở để xem xét, có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị... cho các cơ sở CNNT. Việc tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp được thực hiện hết sức chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động khuyến công đã khuyến khích các cơ sở CNNT tích cực mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, có thêm cơ hội ký kết hợp đồng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương.
hinh binh chonspcnnt 2019
Sản phẩm đạt sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh
- Hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công: Thực hiện 16 đề án khuyến công địa phương cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công với tổng số kinh phí KCĐP 874 triệu đồng, với các đề án: Xây dựng chuyên mục Công nghiệp và Phát triển, phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đắk Lắk; xuất bản Bản tin Công Thương; xây dựng và duy trì Trang thông tin điện tử ngành Công Thương tại địa chỉ https://socongthuong.daklak.gov.vn/. Các đề án đã tập trung tuyên truyền hoạt động của ngành Công Thương, là kênh thông tin giới thiệu mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả của một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các chuyên mục còn là diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm thực tiễn về sản xuất Công nghiệp - Thương mại, các vấn đề cần quan tâm đối với sự nghiệp phát triển ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh. Thông qua các chương trình truyền hình, bản tin, trang thông tin điện tử… các tổ chức, cá nhân sẽ hiểu rõ và nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển Công nghiệp - Thương mại nói chung và hoạt động khuyến công nói riêng, nhằm phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trước hết là công nghiệp hóa nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.
trao giay khen

- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công: Thực hiện 09 đề án nâng cao năng lực quản lý về tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công, với kinh phí KCĐP hỗ trợ 515 triệu đồng. Các đề án tập trung vào công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện các Chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công. Tổ chức tổng kết đánh giá Chương trình khuyến công giai đoạn.

Tác giả: Phòng HCTH - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây